Hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 108 - 110)

ngƣời lao động trong các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân

Để đảm bảo lợi ích của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động trong các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân hài hoà ổn định, phƣơng hƣớng hoàn thiện luật pháp, chủ trƣơng, chính sách nhằm giải quyết quan hệ lợi ích giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động cần thực hiện theo các định hƣớng sau:

- Giải quyết quan hệ lợi ích phải trên cơ sở đảm bảo hài hoà lợi ích của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động. Lợi ích của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động có sự mâu thuẫn với nhau, do đó, để bảo vệ đƣợc lợi ích ngƣời lao động cần chú trọng tới các quyền lợi cơ bản nhƣ:

+ Yêu cầu những đãi ngộ hợp lý;

+ Yêu cầu chủ doanh nghiệp bảo đảm phúc lợi cho mình; + Yêu cầu môi trƣờng làm việc đƣợc an toàn, vệ sinh; + Tham gia các tổ chức công đoàn;

+ Tổ chức trao đổi ý kiến giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động, để ngƣời sử dụng lao động hiểu rõ và tôn trọng quyền lợi của ngƣời lao động.

- Xây dựng nhận thức chung giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động để cùng hỗ trợ nhau trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi.

- Xử lý một cách công bằng những tranh chấp giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động.

- Xây dựng và củng cố quan hệ lợi ích giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động trong các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân, đây là một quá trình lâu dài, bằng

nhiều biện pháp tổng hợp. Quan hệ lợi ích giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động trong các doanh nghiệp tƣ nhân trong đó có doanh nghiệp dệt may là một vấn đề phức tạp, và mang nhiều màu sắc mới. Vì vậy, quá trình xây dựng quan hệ lợi ích phải vận dụng nhiều biện pháp tổng hợp trên các văn bản pháp luật mà hiện nay chúng ta đang tiến hành xây dựng, hoàn thiện, cũng nhƣ học hỏi một cách có lựa chọn kinh nghiệm của các nƣớc khác. Đối với quan hệ lợi ích kinh tế trong các doanh nghiệp tƣ nhân trong đó có doanh nghiệp dệt may, Nhà nƣớc bằng sự điều tiết của mình sẽ tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trƣờng lao động, bằng cách xoá bỏ những rào cản để doanh nghiệp có thể dễ dàng thu hút nguồn lực lao động và ngƣời lao động hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong ký kết hợp đồng lao động. Muốn vậy nhà nƣớc phải không ngừng hoàn thiện khung thể chế pháp lý thì các cơ quan quản lý của nhà nƣớc mới có thể điều chỉnh mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với ngƣời lao động, mà cái đích là bảo vệ đƣợc quyền lợi chính đáng của ngƣời lao động. Sự điều chỉnh và can thiệp của nhà nƣớc đi từ chức năng cung cấp thông tin về kinh tế, tiến hành kiểm tra và xử lý những hành vi vi phạm lợi ích của những chủ thể tham gia quan hệ kinh tế.

Hiện nay có 3 loại hình công cụ điều tiết thƣờng đƣợc sử dụng đối với thị trƣờng lao động bao gồm: các công cụ luật pháp, công cụ thƣơng thảo tập thể và công cụ khuyến khích kinh tế. Điều quan trọng khi lựa chọn các công cụ này là phải đoán trƣớc các hậu quả kinh tế và xã hội của chúng, nhất là ảnh hƣởng đối với tăng, giảm việc làm, đối với năng suất lao động, thu nhập và tiền lƣơng, đối với mức độ đƣợc bảo đảm về mặt xã hội của ngƣời lao động.

Sự can thiệp và điều chỉnh của nhà nƣớc phải tạo ra thế chủ động cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn ngành nghề, quy mô sản xuất, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh, vốn và các quan hệ về dân sự giữa các chủ thể kinh tế. Đồng thời sự can thiệp của nhà nƣớc cũng phải tạo ra cho ngƣời lao động đƣợc tự do lựa chọn việc làm phù hợp với năng lực, với mức thù lao xứng đáng và điều kiện lao động tốt hơn. Đảm bảo cho ngƣời lao động có thể từng bƣớc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bản thân và gia đình. Nhà nƣớc sử dụng quyền lực chính

trị tập trung để bảo vệ và phát triển tự do cá nhân, đồng thời cũng cần ngăn chặn các vi phạm nảy sinh từ sự lạm dụng tự do có thể dẫn đến những xung đột giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động.

- Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ hệ thống pháp luật, chính sách lao động đến tận doanh nghiệp và ngƣời lao động; bổ sung số lƣợng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ thanh tra lao động nhằm tăng cƣờng công tác thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật lao động trong doanh nghiệp; hoàn thiện thể chế và chính sách để thị trƣờng lao động phát triển lành mạnh, bảo đảm cân đối cung - cầu lao động giữa các ngành, các vùng, giữa thành thị, nông thôn và cơ cấu trình độ tay nghề.

- Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và tạo lập môi trƣờng để đại diện ngƣời sử dụng lao động, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề hoạt động có hiệu quả nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật và chính sách về lao động, nâng cao trách nhiệm của ngƣời sử dụng lao động trong việc chăm lo lợi ích, đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời lao động, thực hiện tốt cơ chế phối hợp ba bên ở cấp ngành và địa phƣơng về quan hệ lao động, thúc đẩy ký kết thỏa ƣớc lao động tập thể cấp ngành, cấp khu vực và trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)