Về việc nâng lương, nâng bậc cho người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 79 - 80)

Hầu nhƣ các doanh nghiệp không xây dựng hệ thống thang bảng lƣơng và cũng không đăng ký với cơ quan quản lý nhà nƣớc (trên toàn tỉnh mới có khoảng 30% doanh nghiệp có thang bảng lƣơng đăng ký với các cơ quan quản lý nhà nƣớc địa phƣơng về lao động).

Theo kết quả điều tra của Liên đoàn lao động tỉnh, hàng năm công nhân lao động trong các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân chiếm tỷ lệ thấp nhất về số ngƣời đƣợc nâng lƣơng, nâng bậc. Nguyên nhân một phần là các doanh nghiệp chủ yếu là làm hàng gia công nên lợi nhuận ngành không cao và bị phụ thuộc nhiều vào đối tác, bản thân ngƣời sử dụng lao động vì mục đích lợi nhuận cũng chƣa quan tâm đến đời sống của ngƣời lao động, một phần vì mức lƣơng còn thấp nên ngƣời lao động chƣa yên tâm lao động phục vụ doanh nghiệp, lao động trong doanh nghiệp luôn biến động, do vậy việc nâng lƣơng nâng bậc cho ngƣời lao động còn hạn chế.

Việc nâng lƣơng cho ngƣời lao động diễn ra tại nhiều doanh nghiệp chƣa tuân thủ theo nguyên tắc chung về nâng lƣơng nhƣ quy định của nhà nƣớc. Phổ biến nhất là việc doanh nghiệp chia thật nhỏ các mức lƣơng, và độ giãn cách giữa các mức lƣơng hầu nhƣ không đáng kể. Vì vậy việc nâng lƣơng không có nhiều ý nghĩa đối với số đông ngƣời lao động.

Bên cạnh đó vẫn còn tình trạng một số doanh nghiệp dệt may tƣ nhân còn nợ lƣơng, trả lƣơng không đúng thời hạn cho ngƣời lao động, làm cho đời sống công nhân lao động đã khó khăn lại càng thêm khó khăn hơn.

Hiện tƣợng phạt trừ lƣơng của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân ở Thái Bình vẫn xảy ra tuy tỷ lệ này chiếm không đáng kể.

Từ thực trạng về việc doanh nghiệp trả tiền lƣơng, tiền thƣởng, tiền làm thêm giờ, chế độ tăng tiền lƣơng nhƣ trên có thể khẳng định thu nhập của ngƣời lao động

trong các doanh nghiệp dệt may trong đó có doanh nghiệp dệt may tƣ nhân không cao khi so sánh mức thu nhập bình quân với thời gian làm việc bình quân của họ, thậm chí nếu tính mức thu nhập theo giờ thì còn thấp hơn cả trong doanh nghiệp nhà nƣớc và một số doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Nhìn chung, với tình hình giá cả hiện nay, với mức lƣơng đƣợc hƣởng từ các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân, đời sống của ngƣời lao động còn gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)