Chính sách về nhà ở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 120 - 121)

Kinh nghiệm của các nƣớc đã cho thấy, chăm lo chỗ ở cho ngƣời lao động góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế và ổn định tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tự lo nhà ở, nhà nƣớc đƣa ra những chính sách nhƣ: giảm tiền sử dụng đất, đầu tƣ vào quỹ phúc lợi, ƣu đãi cho các doanh nghiệp kinh doanh nhà. Điều này có tác động lớn: khối lƣợng nhà ở tăng lên rất nhanh, đặc biệt là các khu đô thị. Tuy nhiên, vấn đề nhà ở cho ngƣời lao động có thu nhập thấp tại các địa phƣơng lại chƣa đƣợc giải quyết thỏa đáng, vẫn còn tình trạng ngƣời lao động phải ở trong những ngôi nhà tạm, thiếu nhiều điều kiện sinh hoạt, an ninh không đảm bảo,...Do vậy, Nhà nƣớc cần có chính sách khuyến khích các đơn vị đầu tƣ xây dựng nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp tập trung theo hƣớng cởi mở hơn nữa về cơ chế tạo mặt bằng, chính sách thuế, hỗ trợ về vốn nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong xây dựng nhà ở cho công nhân. Cụ thể:

- Về phía trung ƣơng, các bộ, ngành chức năng cần có quy định cụ thể về cơ chế đầu tƣ vốn và lập kế hoạch vốn từ ngân sách nhà nƣớc để đầu tƣ phát triển nhà ở xã hội.

- Cần nhiều các quy định của pháp luật rõ ràng, cụ thể hơn, khuyến khích các doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề nhà ở xã hội nhƣ Thông tƣ 314/2007/TTBTC ngày 23/11/2007của Bộ Tài chính, trong đó quy định cho phép các doanh nghiệp có đầu tƣ nhà ở cho công nhân đƣợc tính vào chi phí sản xuất hợp lý.

- Kiến nghị Chính phủ tiếp tục sửa đổi, bổ sung những quy định về ƣu đãi đối với việc phát triển nhà ở xã hội nhƣ: Hoạt động cho thuê nhà ở dành cho ngƣời lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đƣợc áp dụng thuế suất 0%, hƣớng dẫn ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp...

- Trƣớc mắt, UBND tỉnh cần giao cho các ban, ngành liên quan xem xét để có cơ chế, chính sách ƣu đãi về đất, thuế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tƣ xây dựng nhà ở cho ngƣời lao động có thu nhập thấp và xây dựng nhà ở tập trung cho công nhân lao động. Tổ chức công đoàn đƣợc tham gia vào quá trình giải quyết nhà ở cho ngƣời lao động có thu nhập thấp.

Nhìn chung, chính sách nhà ở cho ngƣời lao động cần phải hƣớng tới 2 giải pháp sau:

Thứ nhất, cần tạo điều kiện có lợi hơn để nhà đầu tƣ hào hứng tham gia bằng cách hỗ trợ vốn vay ổn định, dài hạn hơn; miễn giảm tiền sử dụng đất, áp dụng chính sách "kèm", tức là nhà đầu tƣ đƣợc giao một dự án lớn nào đó thì phải nhận thêm một dự án nhà ở xã hội. Hiện nay nhu cầu về thuê nhà hoặc mua nhà giá rẻ còn lớn nhƣng nguồn cung rất yếu, do vậy cần kích thích nhà đầu tƣ nhiệt tình tham gia chƣơng trình này.

Thứ hai, phải có giải pháp kích cầu cho ngƣời lao động có thể mua nhà thông qua các chƣơng trình mua nhà, thuê nhà, cho vay vốn trả góp, tạo ra quỹ nhà ở cho ngƣời nghèo...

Việc phát triển nhà ở cho ngƣời lao động là nhiệm vụ hết sức quan trọng, là một trong những chỉ tiêu kinh tế - xã hội trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các địa phƣơng nói chung cũng nhƣ của tỉnh Thái Bình nói riêng. Điều đó đặt ra yêu cầu cho các địa phƣơng phải sớm quan tâm đến vấn đề này, coi nó có tầm quan trọng bên cạnh việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, thu nhập cho nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 120 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)