Các yếu tố cấu thành lợi ích kinh tế của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 29 - 31)

DOANH NGHIỆP

1.2.1 Các yếu tố cấu thành lợi ích kinh tế của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp doanh nghiệp

Với đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đã đề cập, luận văn chỉ xem xét ngƣời lao động trong các doanh nghiệp tƣ nhân là tất cả những ngƣời làm thuê cho các chủ doanh nghiệp để có thu nhập chủ yếu dƣới hình thức tiền công và thuộc quyền quản lý của chủ doanh nghiệp trong thời gian làm việc. Ngƣời lao động có thể là: cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý, những ngƣời thợ có chuyên môn tay nghề làm những công việc kỹ thuật, những lao động phổ thông làm những công việc giản đơn không đòi hỏi qua đào tạo chuyên môn.

Ngƣời lao động trong các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân là một bộ phận của lực lƣợng công nhân lao động nƣớc ta. Cũng giống nhƣ những ngƣời lao động trong các ngành nghề khác, ngƣời lao động trong các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân có nhu cầu làm việc và mong muốn đƣợc hƣởng lợi ích kinh tế xứng đáng với thành quả lao động mà công sức họ đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Luật Lao động của nƣớc ta đã quy định đầy đủ phƣơng thức hợp đồng lao động giữa đại diện doanh nghiệp và ngƣời lao động, cách tính tiền lƣơng và trả lƣơng, bảo hiểm xã hội, quyền và nghĩa vụ của ngƣời lao động đối với doanh nghiệp, kể cả quyền đƣợc đình công. Ngƣời lao động cần có nhận thức đúng lợi ích, quyền lợi và những nghĩa vụ của mình trong các doanh nghiệp tƣ nhân, bởi vì thành công của doanh nghiệp cũng đồng thời là sự đảm bảo thu nhập ngày càng gia tăng và điều kiện làm việc ngày càng đƣợc cải thiện đối với họ.

Lợi ích kinh tế của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp nói chung đƣợc cấu thành bởi các yếu tố sau:

1.2.1.1 Thu nhập

Thu nhập là toàn bộ những khoản tiền mà ngƣời lao động nhận đƣợc từ doanh nghiệp bao gồm tiền lƣơng, tiền thƣởng, tiền làm thêm giờ, các loại phụ cấp hay đƣợc hƣởng một phần lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tiền lƣơng là phần cơ bản nhất trong thu nhập của ngƣời lao động, giúp cho bản thân ngƣời lao động và gia đình trang trải các chi tiêu, sinh hoạt, dịch vụ cần thiết. Tiền lƣơng đƣợc hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động phù hợp với điều kiện kinh tế thị trƣờng và các quy định của luật pháp hiện hành.

Trong xã hội nói chung và trong nền kinh tế thị trƣờng nói riêng, tiền lƣơng luôn là mối quan tâm hàng đầu của ngƣời lao động trong mọi thành phần kinh tế. Ngƣời lao động trong các doanh nghiệp tƣ nhân thực chất là những ngƣời làm thuê, vì thế tiền lƣơng của họ thực chất là giá cả sức lao động, nên nó chịu ảnh hƣởng bởi quan hệ cung - cầu về sức lao động. Tiền lƣơng là động lực trực tiếp tác động mạnh mẽ, là chất kích thích quan trọng thiết yếu, là điều mà ngƣời lao động quan tâm đầu tiên khi thoả thuận hợp đồng làm việc. Ngƣời lao động sẽ thấy phấn khởi, thoả mãn khi sức lao động của họ bỏ ra đƣợc thù lao xứng đáng, kích thích họ tìm tòi sáng tạo để không ngừng nâng cao năng suất lao động, không ngừng cống hiến để tăng thu nhập, nâng cao đời sống của bản thân và gia đình.

Mức tiền lƣơng cụ thể của ngƣời lao động đƣợc hƣởng phụ thuộc vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề và mức độ phức tạp của công việc mà ngƣời đó đang đảm nhận, phụ thuộc vào độ dài ngày lao động và cƣờng độ lao động, phụ thuộc vào cách thức trả lƣơng cho ngƣời lao động (lƣơng tính theo thời gian hay sản phẩm)…

Trong từng doanh nghiệp mức lƣơng do hai bên (ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động) thoả thuận trong hợp đồng lao động và đƣợc trả theo năng suất lao động, chất lƣợng và hiệu quả công việc. Mức lƣơng của ngƣời lao động không đƣợc thấp hơn mức lƣơng tối thiểu do Nhà nƣớc quy định.

Với đặc thù riêng trong doanh nghiệp tƣ nhân, việc quy định mức lƣơng tối thiểu là vấn đề nhạy cảm bởi vì mức lƣơng tối thiểu của ngƣời lao động đƣợc quy định sao cho vừa đảm bảo mức sống của ngƣời lao động vừa khuyến khích đƣợc đầu tƣ. Nếu quy định mức lƣơng tối thiểu quá cao sẽ ảnh hƣởng đến việc khuyến

khích đầu tƣ, nhƣng quy định quá thấp sẽ ảnh hƣởng tới đời sống của ngƣời lao động.

Để đảm bảo công bằng trong trả lƣơng cho ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động phải xây dựng thang, bảng lƣơng và định mức lao động. Số bậc của thang bảng lƣơng phụ thuộc vào mức độ phức tạp, cấp bậc công việc và quản lý. Định mức lao động đƣợc xây dựng trên cơ sở cấp bậc công việc và phù hợp với cấp bậc công nhân. Mức lao động quy định là mức lao động trung bình, đảm bảo số đông ngƣời lao động thực hiện đƣợc mà không phải kéo dài thời gian làm việc tiêu chuẩn.

Ngoài tiền lƣơng, ngƣời lao động còn đƣợc hƣởng một khoản tiền do ngƣời sử dụng lao động trích thƣởng từ lợi nhuận hàng năm để phân phối lại. Đây cũng là một biện pháp làm cho ngƣời lao động gắn bó với doanh nghiệp tạo động lực mới cho sản xuất, đồng thời là sự thừa nhận đóng góp của ngƣời lao động vào giá trị thặng dƣ của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)