Hầu hết các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân ở Thái Bình chƣa có chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực; yếu kém trong quản lý nhân sự; trong quá trình sủ dụng lao động thì tìm mọi cách khai thác tối đa sức lao động đã thuê mƣớn bằng các hành vi vi phạm pháp luật lao động nhƣ không ký hợp đồng lao động, không thực hiện đúng nguyên tắc phân phối theo lao động, luôn tìm cách giảm chi phí trả lƣơng cho ngƣời lao động bằng cách tăng cƣờng độ lao động hoặc trả lƣơng không tƣơng xứng với năng suất lao động và hiệu quả kinh tế mà ngƣời lao động đã làm ra. Không thực hiện nghiêm túc các quy định về tiền lƣơng nhƣ trả lƣơng thấp, nợ lƣơng, khấu trừ lƣơng tuỳ tiện, chậm trả lƣơng, không trả đầy đủ tiền làm thêm giờ, tiền thƣởng theo quy định của Bộ luật lao động hoặc Thoả ƣớc lao động tập thể. Một số doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhƣng vẫn sử dụng mức lƣơng tối thiểu nhƣ mức lƣơng hợp pháp mang tính bình quân để trả cho lao động đã có nghề.
Việc trả lƣơng làm thêm giờ, trả lƣơng ngừng việc tuỳ tiện, mang tính áp đặt: không trả lƣơng làm thêm giờ cho ngƣời lao động hoặc trả không đủ với quy định của pháp luật, nhƣng khi ngƣời lao động phản kháng thì có hành đồng trù dập, sa thải, đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động.
Việc trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho ngƣời lao động chƣa đƣợc thực hiện trung thực, đúng mức, điều kiện lao động không đảm bảo, định mức lao động quá cao, tăng ca liên tục, hoặc quy định những hình thức kỷ luật lao động trái pháp luật…Những tồn tại trên đang diễn ra là những yếu tố làm cho mối quan hệ lợi ích giữa hai bên ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động chƣa hài hoà, dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột về lợi ích.
Thực tế cho thấy nếu doanh nghiệp nào quan tâm đến đời sống của ngƣời lao động, thực hiện nghiêm túc các chế độ quy định của pháp luật thì ở đó ngƣời lao động gắn bó với doanh nghiệp, quan hệ lợi ích hài hoà, quan hệ lao động ổn định, doanh nghiệp phát triển tốt.