Về môi trường, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 81 - 86)

Theo quy định của Bộ Luật lao động, ngƣời lao động có quyền đƣợc làm việc trong môi trƣờng an toàn và đảm bảo vệ sinh lao động, quyền đƣợc đảm bảo sức khoẻ, an toàn tính mạng. Bên cạnh trách nhiệm của Nhà nƣớc thì trách nhiệm trực tiếp của doanh nghiệp thể hiện trong việc thực hiện các biện pháp đảm bảo nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trƣờng, nóng, ẩm, ồn, rung và các yếu tố có hại khác.

Bảng 2.7: So sánh điều kiện lao động vƣợt tiêu chuẩn cho phép trong các loại hình doanh nghiệp dệt mayở Thái Bình

Đơn vị: % Loại hình DN Yếu tố đánh giá DNTN DNNN DN có vốn đầu tƣ NN Nóng 38,5 31,4 34,6 Tiếng ồn 65,1 58,9 62,4 Rung 2,5 1,7 1,8 Bụi 54,7 47,8 52,5 Thiếu ánh sáng 2,2 2,1 0,8

Nguồn: Liên đoàn lao động tỉnh Thái Bình (2010), Báo cáo kết quả điều tra về môi trường lao động.

Qua bảng có thể thấy, so với các loại hình doanh nghiệp khác, doanh nghiệp dệt may tƣ nhân có điều kiện an toàn vệ sinh lao động vào mức thấp nhất. Những doanh nghiệp có quy mô lớn nhƣ: công ty cổ phẩn tập đoàn Hƣơng Sen, công ty TNHH TAV…thì môi trƣờng lao động đƣợc cải thiện đáng kể, do trình độ công

nghệ của các doanh nghiệp này tiên tiến hơn. Bên cạnh một số doanh nghiệp có điều kiện, môi trƣờng lao động khá tốt kể trên thì còn rất nhiều doanh nghiệp tình trạng vệ sinh an toàn lao động chƣa đạt yêu cầu.

Chỉ có một bộ phận rất nhỏ ngƣời lao động có điều kiện làm việc gọi là "đƣợc cải thiện", còn nhìn chung điều kiện làm việc của đa số còn rất xấu chƣa đáp ứng yêu cầu của sản xuất, của môi trƣờng và cả ngƣời lao động.

Bảng 2.8: Điều kiện chất lƣợng nhà xƣởng trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình

Đơn vị:%

STT Chất lƣợng nhà xƣởng

Doanh nghiệp có vốn

đầu tƣ nƣớc ngoài Doanh nghiệp tƣ nhân

1 Tốt 76,5 42,3

2 Chật chội 15,5 55,1

3 Dột nát - ẩm thấp 0,3 20,4

4 Sân trơn - gồ ghề 0,3 6,5

5 Tối, không thông thoáng 0,8 2,2

Nguồn: Liên đoàn lao động tỉnh Thái Bình (2010), Báo cáo kết quả điều tra về môi trường lao động.

Nhìn vào số liệu trên ta có thể dễ dàng nhận thấy sự khác nhau về tình hình điều kiện nhà xƣởng giữa các doanh nghiệp dệt may có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và doanh nghiệp dệt may tƣ nhân. Ở các doanh nghiệp dệt may có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có tới 76,5% số lao động đƣợc làm việc trong điều kiện nhà xƣởng có chất lƣợng tốt, còn ở doanh nghiệp dệt may tƣ nhân thì con số này chỉ là 42,3%, bên cạnh đó, vẫn còn có 55,1% số lao động làm việc trong điều kiện nhà xƣởng chật chội, 20,4% số lao động phải làm việc trong điều kiện dột nát, ẩm thấp; 6,5% số lao động phải làm việc trong điều kiện nhà xƣởng có sàn nhà trơn hoặc gồ ghề; 2,2% số lao động phải làm việc trong điều kiện nhà xƣởng tối tăm, không thông thoáng [15].

Về tình hình trang cấp thiết bị bảo hộ lao động cá nhân cho ngƣời lao động, theo điều tra năm 2010 của Liên đoàn Lao động tỉnh về an toàn vệ sinh lao động:

Bảng 2.9: Tình hình trang bị phƣơng tiện bảo hộ lao động cá nhân cho ngƣời lao động trong các loại hình doanh nghiệp dệt may

Đơn vị: % Loại hình DN Mức độ trang bị BHLĐ DNTN DNNN DN có vốn đầu tƣ NN Đầy đủ 20,7 59,1 41,6 Thất thƣờng 59,3 34 33,5 Không biết 8,5 6,5 9 Không trả lời 11,5 0,4 15,9

Nguồn: Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Bình (2010), Báo cáo kết quả điều tra về an toàn, vệ sinh lao động.

Nhìn bảng trên ta thấy đại bộ phận ngƣời lao động trong các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân đƣợc trang bị phƣơng tiện bảo hộ lao động cá nhân một cách thất thƣờng. Các chủ doanh nghiệp lý giải việc doanh nghiệp không trang bị phƣơng tiện bảo hộ nhƣ găng tay, kính, giày, mũ cho ngƣời lao động là do doanh nghiệp đã tính tất cả chi phí bảo hộ lao động vào đơn giá sản phẩm và tính vào lƣơng cho ngƣời lao động, ngƣời lao động đã lĩnh tiền thì phải tự trang bị phƣơng tiện bảo hộ lao động. Trong thực tế nhiều ngƣời lao động cũng đồng ý phƣơng thức này vì thu nhập của họ sẽ tăng lên, nhƣng họ không biết mình đã mạo hiểm chấp nhận hậu quả xấu về tính mạng, sức khoẻ lâu dài của bản thân.

Từ những bất cập về điều kiện lao động chƣa đƣợc khắc phục, từ ý thức trách nhiệm của ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động trong việc thực hiện các biện pháp an toàn vệ sinh lao động dẫn đến tình trạng tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có xu hƣớng gia tăng. Việc hƣớng dẫn kỹ thuật an toàn lao động, kiểm tra cấp giấy chứng nhận qua lớp bồi dƣỡng an toàn lao động, vệ sinh lao động còn hạn chế, hàng năm toàn tỉnh có gần 4000 ngƣời đƣợc huấn luyện, học tập kỹ thuật an toàn lao

động, tuy nhiên, vẫn còn nhiều chủ sử dụng lao động, nhất là các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân không quan tâm tổ chức học tập, huấn luyện nên còn để xảy ra các vụ tai nạn lao động. Theo báo cáo tình hình tai nạn lao động năm 2010 của Sở LĐ-TB- XH tỉnh Thái Bình, số ngƣời đƣợc huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp tƣ nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn là 800 lao động trên tổng số 590.700 lao động, trong các doanh nghiệp nhà nƣớc là 730 lao động trên tổng số 20.500 lao động, trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là 1.500 lao động trên tổng số 17.800 lao động [29].

Bảng 2.10: Tỷ lệ lao động đƣợc huấn luyện an toàn vệ sinh lao động năm 2010

Đơn vị: (%) Loại hình doanh nghiệp Tỷ lệ lao động đƣợc huấn luyện

ATVSLĐ (%)

Doanh nghiệp nhà nƣớc 3,6

Công ty cổ phần 1,4

DNTN và công ty TNHH 0,14

DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 8,4

Nguồn: Sở Lao động - Thương binh - Xã hội tỉnh Thái Bình, Báo cáo tình hình tai nạn lao động năm 2010.

Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ lao động đƣợc huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh là quá thấp đặc biệt là trong các doanh nghiệp tƣ nhân và công ty TNHH. Doanh nghiệp dệt may tƣ nhân cũng không nằm ngoài thực trạng này.

Số liệu thống kê tai nạn lao động (TNLĐ)cho biết, từ năm 2002 đến tháng 12/2009 toàn tỉnh đã để xảy ra 161 vụ tai nạn lao động làm chết 80 ngƣời, bị thƣơng nặng 99 ngƣời. Năm 2010 toàn tỉnh xảy ra 22 vụ tai nạn lao động, số ngƣời bị nạn là 23 ngƣời trong đó có 5 ngƣời bị thiệt mạng, so với cùng kỳ năm trƣớc tăng cả số vụ và số tiền thiệt hại. Trong đó: 5 vụ có ngƣời chết, 5 vụ có ngƣời bị thƣơng, 12 vụ hƣ hỏng thiết bị và sập đổ công trình, thiệt hại về ngƣời và tài sản ƣớc tính khoảng 2,7 tỷ đồng. Số vụ tai nạn lao động trong các doanh nghiệp tƣ nhân là 8 vụ, chiếm

36,4% tổng số vụ tai nạn lao động trên toàn tỉnh [29]. Nguyên nhân của các vụ tại nạn trên đƣợc thống kê nhƣ sau:

Bảng 2.11: Nguyên nhân gây tai nạn lao động trên địa bàn tỉnh 2010

STT Nguyên nhân gây TNLĐ Số vụ TNLĐ 1 Thiết bị không đảm bảo an toàn 1 2 Không có thiết bị an toàn 1 3 Không có phƣơng tiện bảo vệ cá nhân 1 4 Không sử dụng phƣơng tiện bảo vệ cá nhân hoặc phƣơng

tiện bảo vệ cá nhân không tốt

1 5 Chƣa huấn luyện hoặc huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

chƣa đầy đủ

1 6 Chƣa có quy trình hoặc biện pháp làm việc an toàn 4

7 Tổ chức lao động 1

8 Ngƣời bị nạn vi phạm quy phạm, quy trình, biện pháp làm việc an toàn

2 9 Điều kiện làm việc không tốt 1

10 Khách quan khó tránh 9

Nguồn: Sở Lao động - Thương binh - Xã hội tỉnh Thái Bình, Báo cáo tình hình tai nạn lao động năm 2010.

Nhƣ vậy nguyên nhân của những vụ tai nạn lao động trên địa bàn tỉnh chủ yếu là do chƣa có các thiết bị an toàn lao động và các phƣơng tiện bảo hộ lao động.

Ngoài ra, cũng phải nói thêm rằng vấn đề ô nhiễm môi trƣờng cũng đặt ra những thách thức, đe doạ tới sự phát triển bền vững đối với một số khu vực trong tỉnh. Ngƣời lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp này thƣờng bị ảnh hƣởng rất lớn về vấn đề ô nhiễm, phải làm việc trong môi trƣờng độc hại, song trên thực tế họ lại chƣa nhận đƣợc sự hỗ trợ thích đáng từ phía doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp trong giấy phép đăng ký đầu tƣ đã nêu ra các phƣơng án xử lý chất thải công nghiệp, các biện pháp gìn giữ môi trƣờng. Song trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp đã “làm ngơ” trƣớc những vấn đề này. Hay thậm chí một số doanh nghiệp

còn vi phạm nghiêm trọng hơn, do nhu cầu mở rộng sản xuất, nhà máy phình to ra nhƣng các kết cấu tiêu thoát và xử lý chất thải công nghiệp lại không đƣợc nâng cấp cho phù hợp, đồng bộ, gây nên tình trạng quá tải, ô nhiễm ngày càng nguy hiểm hơn, những doanh nghiệp vi phạm môi trƣờng chủ yếu tập trung ở các làng nghề, ngành nghề sản xuất nhƣ thêu ren, dệt nhuộm, chế biến thức ăn gia súc,…

Nhìn chung, điều kiện lao động của ngƣời lao động thấp biểu hiện chung nhƣ sau:

Một là, nhà xƣởng, máy móc thiết bị đã quá cũ, lạc hậu và hƣ hỏng nhiều dễ gây ra tai nạn lao động. Thực tế này khá phổ biến, đòi hỏi các cơ quan có trách nhiệm phải kiểm tra, đánh giá và cấp giấy phép sử dụng, có vậy mới hạn chế đƣợc tai nạn lao động cũng nhƣ sự đe doạ đối với tính mạng ngƣời lao động.

Hai là, trình độ cơ giới, tự động hoá quá thấp kém, phần lớn là làm lao động thủ công, nặng nhọc. Nhà xƣởng chật hẹp, ẩm thấp, ở hầu hết các doanh nghiệp có trang bị thông gió, chống nóng, bụi, ồn rung, khí độc... ở những doanh nghiệp có trang bị thì lại thƣờng bị hƣ hỏng, chƣa đƣợc sửa chữa lại. Nhìn chung, phần trang bị phƣơng tiện phòng hộ lao động cho ngƣời lao động còn thiếu về số lƣợng, kém về chất lƣợng. Về môi trƣờng lao động cũng bị ô nhiễm nhƣ bụi, hơi khí độc, nƣớc thải, ồn rung... đã ảnh hƣởng không nhỏ đến tâm lý ngƣời lao động.

Ba là, ngƣời lao động không đƣợc huấn luyện về kiến thức bảo hộ lao động, không đƣợc theo dõi, kiểm tra sức khoẻ thƣờng xuyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)