Chính sách về tuyển dụng lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 35 - 36)

Việc tuyển dụng lao động Việt Nam theo quy định tại khoản 2 điều 16 và khoản 1 điều 132 của Bộ luật lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007) đƣợc quy định nhƣ sau:

- Ngƣời sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức dịch vụ việc làm để tuyển chọn lao động, có quyền tăng giảm lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Ngƣời lao động có quyền trực tiếp liên hệ để tìm việc làm hoặc đăng ký tại các tổ chức giới thiệu việc làm để tìm việc làm.

Về thủ tục tuyển dụng lao động, tại điều 8, nghị định số 39/2003/NĐ-CP cũng quy định: Ít nhất bảy ngày trƣớc khi nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển của ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động phải thông báo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ sở về nhu cầu tuyển dụng lao động. Nội dung bao gồm: nghề, công việc, trình độ chuyên môn, số lƣợng cần tuyển, thời hạn hợp đồng lao động, mức lƣơng, điều kiện làm việc và một số yêu cầu cần thiết khác nếu doanh nghiệp cần.

Liên quan đến việc làm, tại điều 32 của Bộ luật Lao động cũng quy định việc làm thử và thời gian thử việc. Theo đó, khi giao kết hợp đồng lao động, ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động có thể thoả thuận về việc làm thử. Tuy nhiên thời

gian thử việc không đƣợc quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao (từ trình độ cao đẳng trở lên) và không quá 30 ngày đối với lao động có trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ và không quá 6 ngày đối với lao động khác.

Tiền lƣơng của ngƣời lao động trong thời gian thử việc ít nhất phải bằng 70% mức lƣơng cấp bậc của công việc đó.

Nghị định 39/CP-2003 về tuyển dụng lao động và Thông tƣ 20/2003 Bộ Lao động – Thƣơng binh – Xã hội cũng quy định ngƣời sử dụng lao động phải báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nƣớc về tình hình tuyển dụng lao động hàng năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)