Đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, nâng cao trình độ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 32 - 33)

Đào tạo, bồi dƣỡng là hoạt động nhằm trang bị kiến thức căn bản hay huấn luyện, nâng cao kỹ năng thành thạo nghề nghiệp cho ngƣời lao động, để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ hiện tại hoặc phù hợp với nhiệm vụ trong tƣơng lai của doanh nghiệp.

Việc làm và đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ cho ngƣời lao động là hai mặt của một vấn đề có liên quan mật thiết với nhau, liên quan mật thiết đến thu nhập và đời sống của ngƣời lao động. Bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn

cho ngƣời lao động đồng nghĩa với ngƣời sử dụng lao động đã bỏ ra một khoản ngân sách, một quỹ thời gian giành cho ngƣời lao động học tập nâng cao trình độ.

Việc bồi dƣỡng tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn cho ngƣời lao động có thể tiến hành bằng nhiều hình thức: kèm cặp; bồi dƣỡng tại chỗ; mở các lớp học tại doanh nghiệp; hoặc gửi công nhân đi học tại các cơ sở đào tạo, có thể là ngắn hạn, có thể là dài hạn; tổ chức tham quan các doanh nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp ở nƣớc ngoài, qua đó ngƣời lao động cũng có thể học tập, chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Xét về mặt lợi ích kinh tế thì trƣớc hết, ngƣời lao động đƣợc bồi dƣỡng đào tạo đã đƣợc hƣởng nguồn lợi từ ngân quỹ đào tạo mà ngƣời sử dụng lao động bỏ ra. Nhƣng cái lợi lớn hơn mà ngƣời lao động thu đƣợc đó là qua việc bồi dƣỡng, nâng cao trình độ thì kỹ năng chuyên môn, trình độ tay nghề của ngƣời lao động đƣợc nâng lên. Trên cơ sở đó ngƣời lao động có khả năng nâng cao năng suất lao động, đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, có thể đảm nhận đƣợc những công việc ở cấp bậc cao hơn, có cơ hội thăng tiến và tăng tiền lƣơng cùng các khoản phụ cấp khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)