Thực trạng về sử dụng các công cụ tài chính tại trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý tài chính tại trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 67 - 74)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương

3.2.4. Thực trạng về sử dụng các công cụ tài chính tại trường

3.2.4.1.Thực hiện hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước

Sau gần 10 năm thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP trên cơ sở tổng kết đánh giá kết quả đạt được cũng như những bất cập phát sinh, ngày 14/2/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định số 43/2006/NĐ-CP theo hướng quy định các vấn đề chung, làm căn cứ cho các bộ, cơ quan liên quan xây dựng các Nghị định riêng quy định đối với từng lĩnh vực cụ thể. Nghị định 16/2015/NĐ-CP đã thể hiện rõ mục tiêu đổi mới toàn diện các đơn vị sự nghiệp công lập; đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị đồng bộ cả về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính.

Cụ thể trong các hoạt động Trường được chủ động thực hiện:

+ Về thực hiện nhiệm vụ Trường đã thể chế hóa tất cả các hoạt động dưới hình thức văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, quan hệ và lề lối làm việc trong Nhà trường.

+ Về tổ chức bộ máy Nhà trường chủ động thành lập mới, sáp nhập hay giải thể các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Trường.

+ Về biên chế Nhà trường tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên tự quyết định số biên chế trong đơn vị. Hiệu trưởng được quyền quyết định ký hợp đồng thuê khoán đối với các công việc không cần thiết bố trí biên chế.

+ Về tài chính: Hiệu trưởng được quyền quyết định một số mức chi quản lý và chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan có thẩm quyền quy định, được quyết định khoản chi phí cho từng bộ phận đơn vị trực thuộc. Đặc biệt, Nhà trường tự chủ hoàn toàn về tài chính được toàn quyền quyết định mức thu

nhập tăng thêm cho cán bộ viên chức trong năm sau khi thực hiện trích lập quỹ theo quy định.

3.2.4.2. Công tác kế hoạch

Có thể nói công tác kế hoạch là công cụ quan trọng trong quản lý tài chính của các trường đại học, cao đẳng. Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương thực hiện công tác kế hoạch theo các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Nhà trường đã lập xong kế hoạch trung hạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 để xác định hoạt động của trường theo kế hoạch 5 năm như: Phân tích, đánh giá những thành công, thất bại, những điểm mạnh và điểm yếu của nhà trường về tất cả các mặt hoạt động; Xác định tầm nhìn và sứ mệnh của nhà trường; Phân tích theo những định hướng phát triển 5 năm tiếp theo ở nhiều cấp độ và trên nhiều mặt: Số lượng SV dự kiến tuyển sinh, dự kiến tốt nghiệp, số ngành đào tạo dự kiến, số đề tài NCKH, số lượng lượng CBVC dự kiến tuyển dụng, CSVC cần đầu tư, sách giáo trình cần đổi mới…

Kế hoạch, dự toán tài chính từng năm: Khoảng vào tháng 7 hàng năm theo các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT Nhà trường lập kế hoạch tài chính cho năm hoạt động tiếp theo của trường. Bản kế hoạch tài chính này chính là tự tính toán dự toán thu chi từ tất cả các nguồn của trường và kế hoạch chỉ tiêu sẽ tuyển sinh trong năm tới của trường. Cơ sở dữ liệu dung để tính toán là dựa vào tình hình thực tế phát sinh tại đơn vị của năm trước (bao gồm các chỉ tiêu tài chính, tuyển sinh, quy mô, số lượng cán bộ GV…)

Phương pháp lập kế hoạch tài chính là phương pháp truyền thống xây dựng trên 3 khía cạnh: nội dung thuyết minh của bản kế hoạch, tính toán các chỉ tiêu và dự báo nhu cầu nguồn lực và dự toán nguồn tài chính cần thiết trong năm kế hoạch.

Bản kế hoạch tài chính được lập bao gồm số liệu về tài chính của 3 năm liên tiếp: Số thực hiện năm trước, số dự kiến thực hiện năm hiện hành và số ước thực hiện năm kế hoạch. Kế hoạch tài chính được lập chi tiết của từng nội dung thu và chi theo mục lục NSNN cũng như tổng hợp theo các nhóm chi. Biểu dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh của các hệ đào tạo trong nhà trường được lập dựa trên các điều kiện đảm bảo tuyển sinh và các thông tư hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Hàng năm căn cứ vào bản kế hoạch tài chính của trường, Bộ GD&ĐT làm căn cứ tham khảo để cấp NSNN, giao dự toán thu sự nghiệp và chi từ nguồn thu sự nghiệp, thông báo đăng

ký chỉ tiêu tuyển sinh…Nhìn chung. trường sử dụng phương pháp truyền thống lập kế hoạch tài chính, công tác này không sát với diễn biến thực tế. Qua nghiên số thu chi thực tế phát sinh so với dự toán thường có độ chênh lệch lớn, bởi lẽ việc lập dự toán thu chi hàng năm của các trường đều dựa vào kết quả phân tích tình hình thực dự toán các năm trước, thiếu những phân tích dự báo tình hình hoạt động của trường sẽ diễn ra trong năm kế hoạch.

3.2.4.3. Quy chế chi tiêu nội bộ

Thực hiện các quy định của nhà nước cùng với sự ra đời của Nghị định 16/2015/NĐ-CP, Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương thực hiện việc ban hành quy chế CTNB theo các văn bản hướng dẫn. Hiện nay trường áp dụng quy chế CTNB theo quyết định số 278/QĐ-CĐSPTƯ ngày 28/04/2017 và các thông sửa đổi kèm theo. Việc xây dựng quy chế CTNB thực hiện theo đúng các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Quy chế còn là căn cứ để xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm của trường cũng như các đơn vị đồng thời để kiểm soát chi các nguồn kinh phí, chủ động trong việc sử dụng kinh phí cho hoạt động thường xuyên của đơn vị đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả. Các nội dung chi, mức chi không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chế này thì được thực hiện theo các văn bản quy định của Nhà nước. Những nội dung chi, mức chi thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chế này được xây dựng dựa trên các quy định hiện hành của Nhà nước, theo các tiêu chuẩn, định mức đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành và được điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của trường. Quy chế CTNB là căn cứ, cơ sở để quản lý các hoạt động thu chi trong Nhà trường; là văn bản để Bộ GD&ĐT quản lý tài chính của Trường, và là cơ sở để các cơ quan thanh tra, kiểm toán sử dụng để thanh kiểm tra tài chính của trường.

Một số nội dung cơ bản được quy định trong quy chế CTNB của Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương như sau:

* Về phụ cấp ưu đãi:

1. Giảng viên giảng dạy các môn Lý luận chính trị: 45% x hệ số lương ngạch bậc, phụ cấp chức vụ x lương tối thiểu.

2. Giảng viên giảng dạy các môn khác: 40% x hệ số lương ngạch bậc, phụ cấp chức vụ x lương tối thiểu.

3. Phụ cấp giảng dạy cho giảng viên dạy Thể dục thể thao: 1% mức lương tối thiểu tại thời điểm giảng dạy/1 tiết giảng theo chương trình đào đạo.

5. Cán bộ quản lý chuyên biệt, giáo viên, giảng viên dạy các lớp dành cho người điếc, đạt hoặc vượt số giờ quy định, giáo viên dạy trẻ khuyết tật: hưởng 70% x hệ số lương ngạch bậc, phụ cấp chức vụ x lương tối thiểu.

6. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm cho cán bộ thư viện và thủ quỹ: 0,2x lương tối thiểu. 7. Phụ cấp kiêm nhiệm đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: Chủ tịch 7% và Phó Chủ tịch 5% mức lương hưởng công phụ cấp chức vụ (nếu có).

* Về thu nhập tăng thêm:

1. Định mức theo hệ số 1: chia làm 4 mức.

Mức 1: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ - Tỷ lệ không quá 50%, hệ số a = 0,875. Mức 2: Hoàn thành tốt nhiệm vụ - Tỷ lệ không khống chế, hệ số a = 0,85. Mức 3: Hoàn thành nhiệm vụ - Tỷ lệ không khống chế, hệ số a = 0,825. Mức 4: Không hoàn thành nhiệm vụ - Tỷ lệ không khống chế, hệ số a = 0. Việc xếp loại căn cứ theo biên bản đề nghị của các đơn vị trực thuộc. Các đơn vị căn cứ vào nhiệm vụ được phân công và chất lượng công việc hoàn thành của các công chức viên chức, tiến hành xét duyệt vào tháng 3,6,9,12 hàng năm; kết quả xếp loại sẽ được tính ở ba tháng tiếp theo.

2. Phụ cấp đối với viên chức hành chính:

25% x hệ số lương ngạch bậc, phụ cấp chức vụ x lương tối thiểu.

* Thanh toán lương dạy thêm giờ cho giảng viên chuyên trách và kiêm nhiệm công tác đoàn thể cho cán bộ hành chính và làm thêm ngoài giờ:

Thanh toán lương dạy thêm giờ cho giảng viên theo Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC. Căn cứ vào tình hình thực tế và điều kiện tài chính của Nhà trường, Hiệu trưởng quyết định số giờ dạy thêm được thanh toán trong khoảng từ 50 đến 120 giờ tiêu chuẩn/năm.

Lấy giờ chuẩn là 270 tiết để tính % cho tất cả mọi chức danh. Mỗi người chỉ được hưởng định mức 2 chức danh, nhưng không vượt quá 50%. Định mức thanh toán 35.000đ/1 tiết.

+ Hướng dẫn tập sự: 150.000đ/ tháng

+ Giảng viên dạy hệ chính quy thứ Bảy, Chủ nhật, buổi tối 5.000đ/ 1 tiết. + Cán bộ chuyên trách đoan thể, Thường trực BCH Quân sự: 150.000đ/tháng.

* Văn phòng phẩm, điện thoại:

Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương thực hiện khoán định mức tối đa trong việc sử dụng văn phòng phẩm và điện thoại cho từng đơn vị. Các đơn vị được sử dụng văn phòng phẩm và điện thoại cố định không được vượt định mức tối đa quy định. Nếu vượt mức khoán, Trưởng đơn vị có trách nhiệm thanh toán phần vượt trội cho Nhà trường.

Nhà trường hỗ trợ cước phí điện thoại di động cho cán bộ lãnh đạo với định mức theo các chức danh lãnh đạo từ 150.000 đến 250,000đ/người/tháng.

* Chi phúc lợi:

Quy chế CTNB cũng quy định rõ các khoản chi và mức chi phúc lợi như: lễ tết, nghỉ hè, nghỉ phép, nghỉ hưu, thăm hỏi ốm đau ...

Ngoài ra các nội dung chi khác theo mục lục NSNN được quy định rõ trong quy chế CTNB của trường.

Nhìn chung Quy chế CTNB của Nhà trường bảo đảm đầy đủ cơ sở pháp lý theo các quy định về quyền TCTC của đơn vị, bảo đảm các quy định trong các hướng dẫn. Nhà trường phát huy được tính dân chủ, đảm bảo sự tham gia đóng góp ý kiến của các tổ chính trị, đoàn thể trong nhà trường. Nhìn quá trình thu, chi tài chính của các trường, đều bảo đảm những quy định đã được thống nhất quy định trong Quy chế CTNB. Tuy nhiên, cho đến nay do mới đưa vào áp dụng nên các trường chưa có những sơ kết, tổng kết về quá trình thực hiện Quy chế CTNB để tiếp tục hoàn chỉnh. Vấn đề tài chính cho hoạt động KHCN chưa thực rõ nét.

3.2.4.4. Công tác hạch toán kế toán

Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương sử dụng hệ thống chứng từ theo quy định của Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp tại Quyết định 19/2006/QĐ-BTC. Việc vận dụng hệ thống tài khoản kế toán của Nhà trường hầu hết chỉ dừng lại ở việc mở các tài khoản chi tiết cấp 2, cấp 3 theo chế độ quy định. Điều đó gây ra tình

trạng thiếu thông tin cần thiết cho nhà quản lý khi cần ra quyết định, nhất là quyết định về tài chính. Do hệ thống kế toán quản trị tại trường chưa được chú trọng nên các nhà quản lý dường như luôn rơi vào tình trạng thiếu thông tin cần thiết cho mỗi quyết định của họ, nhất là các quyết định về tài chính.

Báo cáo tài chính của Nhà trường chủ yếu tập trung vào các báo cáo tài chính theo quy định của Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Tuy nhiên, các báo cáo này được lập mang tính thủ tục bắt buộc là chủ yếu, ý nghĩa cung cấp thông tin chưa nhiều và thời hạn thường chậm so với quy định, chưa chú trọng đến việc lập báo cáo nội bộ trên cơ sở phân tích so sánh kết quả hoạt động thực tế với số liệu dự báo, dự đoán.

Qua tìm hiểu thực tế, Trường Cao đẳng Sư Phạm Trung ương đã sư dụng đúng hệ thống chứng từ theo quy định của Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Tuy nhiên Nhà trường vẫn chưa quan tâm nhiều đến hệ thống kế toán quản trị. Việc tổ chức, vận hành công tác kế toán quản trị chưa mang tính hệ thống và khoa học đã gây khó khăn cho các nhà quản lý trong việc lập kế hoạch, điều hành kiểm soát các hoạt động trong Nhà trường.

3.2.4.5. Hệ thống thanh tra, kiểm tra

Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính tại Trường Cao đẳng Sư Phạm Trung ương được tiến hành trong suốt chu trình ngân sách, từ khi lập dự toán đến khi chấp hành và quyết toán các nội dung hoạt động tài chính của đơn vị; bao gồm cả hoạt động tự kiểm tra, hoạt động kiểm toán của cơ quan kiểm toán nhà nước và hoạt động kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước. Nhà trường có thành lập Ban thanh tra nhân dân có nhiệm vụ thanh tra kiểm tra tất cả các hoạt động của Nhà trường trong đó có thanh tra, kiểm tra nội bộ về tài chính khi có yêu cầu.

Cuối năm ngân sách, đơn vị thực hiện tự kiểm tra công tác quản lý tài chính, kế toán và lập báo cáo kết quả tự kiểm tra. Nội dung kiểm tra bao gồm: kiểm tra các khoản thu ngân sách, thu hoạt động của đơn vị; kiểm tra các khoản chi ngân sách, chi khác của đơn vị; kiểm tra việc xác định các khoản chênh lệch thu chi hoạt động và trích lập các quỹ; kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài sản cố định; kiểm tra việc quản lý và sử dụng vật liệu, dụng cụ; kiểm tra việc quản lý sử dụng quỹ lương; kiểm

tra các quan hệ thanh toán; kiểm tra việc quản lý và sử dụng các khoản vốn bằng tiền; kiểm tra việc thực hiện quyết toán thu chi tài chính; kiểm tra kế toán và kiểm tra việc tổ chức và lãnh đạo công tác tài chính, kế toán. Việc kiểm tra của đơn vị được thực hiện nhằm nâng cao tính trách nhiệm trong quản lý tài chính của các đối tượng có liên quan.

Cơ quan tài chính thực hiện kiểm tra, giám sát thông qua việc kiểm tra, giám sát công tác lập dự toán, phân bổ dự toán và thẩm định báo cáo quyết toán của đơn vị. Việc kiểm tra, kiểm soát của Kho bạc nhà nước được thực hiện thông qua việc kiểm tra, kiểm soát các chứng từ thu, chi NSNN tại kho bạc.

Công tác tự kiểm tra, giám sát của trường được thực hiện cuối năm tài chính. Theo kết quả tự kiểm tra của trường các khoản thu, chi của nhà trường được thực hiện đúng với chính sách, chế độ quy định của nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ của trường, các khoản chi nằm trong tổng dự toán được duyệt. Chênh lệch thu chi được phân phối theo đúng quy định của Nghị định 43/2006/NĐ-CP và thông tư 71, thông tư 113 của Bộ tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ của trường, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho cán bộ giảng viên. Đồng thời, việc quản lý sử dụng tài sản của đơn vị đảm bảo đúng mục đích, không gây lãng phí. Công tác khoán chi đối với một số khoản chi về vật liệu, dụng cụ, chi mua sắm hàng hoá, dịch vụ đã được các đơn vị sử dụng một cách tiết kiệm, có hiệu quả.

Về công khai tài chính, Trường Cao đẳng Sư Phạm Trung ương thực hiện công khai tài chính đúng các quy định của nhà nước như Quyết định 192/2004/QĐ-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý tài chính tại trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)