Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý tài chính tại trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 34 - 38)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài, tác giả thực hiện thu thập nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp.

* Thu thập thông tin thứ cấp

Thu thập thông tin thứ cấp được chọn lọc và tổng hợp từ các tài liệu: Thông tư, Nghị định của Chính phủ, của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Tài chính,... thông tin dựa trên cơ sở tham khảo các văn bản, sách báo, tạp chí chuyên ngành; các Báo cáo tài chính, báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, các văn bản quản lý của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương trong giai đoạn 2015 - 2017.

* Thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp được thu thập từ phiếu điều tra thực tế tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương năm 2018.

Đối tượng khảo sát: người học tham gia NCKH, cán bộ quản lý, giảng viên và chuyên viên các phòng ban Nhà trường.

Nội dung khảo sát lấy ý kiến cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên bao gồm: Công tác lập kế hoạch tài chính và quản lý tài chính; Công tác phân bổ tài chính; Việc sử dụng tài chính trong Nhà trường; Đánh giá chung về công tác tài chính của Nhà trường; Ý kiến khác (câu hỏi mở).

Nội dung khảo sát lấy ý kiến người học: Chỉ khảo sát người học về công tác tài chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Mục đích khảo sát: Để đánh giá hiệu quả công tác quản lý tài chính và mức độ đáp ứng của tài chính cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của Nhà trường.

Quy mô mẫu khảo sát:

Tổng số cán bộ, viên chức của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương năm 2017 là: 320 người. Quy mô mẫu sẽ được tính theo công thức sau (Fely David, 2005)

n = NZ 2 p(1  p) = 320 (1.96) 2 (0.5)(1  0.5) = 174,57 Nd 2 Z 2 p(1 p) 320 (0.05)2  (1.96)2 (0.5)(1  0.5) n = Quy mô mẫu mong muốn

Z= Độ lệch chuẩn, mức 1.96, tương ứng với mức 95% độ tin cậy

p = Phần tổng thể mục tiêu được đánh giá là có những đặc điểm chung cụ thể, thường mức 50% (0.5)

d = độ chính xác kỳ vọng, thường để ở mức 0.05 Số lượng mẫu khảo sát:

+ Đối với cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên Nhà trường: tổng số phiếu phát ra 180 phiếu.

+ Đối với người học tham gia NCKH: Tổng sổ phiếu phát ra 50 phiếu.

- Tiêu chí chọn mẫu: Mẫu được chọn ngẫu nhiên từ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên, và sinh viên của Nhà trường.

Thống kê về đối tượng tham gia đánh giá:

Đối tượng tham gia đánh giá Số lượng Phần trăm

Cán bộ quản lý 23 12.8%

Giảng viên 76 42.2%

Chuyên viên 43 23.9%

Sinh viên 38 21.1%

Tổng 180

Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau: 1- Hoàn toàn không đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Phân vân, 4- Đồng ý và 5- Hoàn toàn đồng ý.

Thang đo Khoảng đo Mức đánh giá 5 4,21 - 5,00 Rất tốt 4 3,41- 4,20 Tốt 3 2,61 - 3,40 Trung bình 2 1,80 - 2,60 Kém 1 1,00 - 1,79 Rất kém 2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Đề tài sử dụng các số liệu thu - chi tài chính từ hai nguồn đó là nguồn kinh phí do NSNN cấp và nguồn kinh phí thu sự nghiệp qua các năm 2015 - 2017, để xử lý và hệ thống các số liệu này thành các chỉ tiêu tương đối và chỉ tiêu tuyệt đối. Qua đó đưa ra những biện pháp hoàn thiện công tác tài chính một cách hiệu quả và khoa học.

Các số liệu thu thập được đưa vào máy tính, dùng phần mềm EXCEL để tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu cần thiết.

2.2.3. Phương pháp phân tích

Số liệu này được thu thập, phân tích, đánh giá trên cơ sở các quy định của nhà nước về công tác quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp nói chung và đơn vị sự nghiệp có thu nói riêng. Cụ thể các phương pháp phân tích thông tin sau:

* Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau đế phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Thống kê mô tả được sử dụng đế mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau.

* Phương pháp so sánh

Trên cơ sở các số liệu thu thập được, tác giả sử dụng các phương pháp miêu tả, so sánh đối chiếu nhằm đánh giá thực trạng và tác động của công tác quản lý tài chính đối với hoạt động của đơn vị.

Phương pháp so sánh: được sử dụng để so sánh nhằm xác định sự thay đổi về: Quy mô đào tạo các hệ trong từng năm; Nguồn thu tài chính, nguồn kinh phí

hoạt động, chênh lệch thu chi. Từ đó đánh giá vấn đề của công tác quản lý tài chính và quá trình phát triển của nhà trường qua các năm.

Điều kiện so sánh: Cần quan tâm tới điều kiện thời gian và không gian.

Khi so sánh theo thời gian, nhà phân tích so sánh kỳ hiện tại với kỳ trước để nhận biết xu hướng thay đổi tình hình tài chính của đơn vị. Các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán, phải thống nhất trên 3 mặt:

+ Phải cùng phản ánh một nội dung kinh tế phản ánh chỉ tiêu. + Phải cùng một phương pháp tính toán chỉ tiêu.

+ Phải cùng một đơn vị tính.

Khi so sánh theo không gian tức là so sánh với mức trung bình của ngành để đánh giá được vị thế của đơn vị trong ngành.

Các hình thức so sánh:

+ So sánh theo chiều dọc (phân tích theo chiều dọc): nhằm đánh giá quan hệ kết cấu và biến động kết cấu của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính.

+ So sánh theo chiều ngang (phân tích theo chiều ngang): nhằm đánh giá biến động theo thời gian và nhận biết xu thế của các biến động của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính.

+ So sánh và xác định xu hướng và tính liên hệ của các chỉ tiêu: các chỉ tiêu riêng biệt hay chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung, và chúng có thể được xem xét nhiều kỳ (từ 3 đến 5 năm) để cho ta thấy xu hướng phát triển của các xu hướng nghiên cứu.

Kết quả phân tích thường được thể hiện bằng số tuyệt đối, số tương đối hay số bình quân.

+ Số tuyệt đối phản ánh về mặt quy mô hay số lượng của chỉ tiêu phân tích giữa các kỳ phân tích.

+ Số tương đối phản ánh kết cấu và sự thay đổi về kết cấu hoặc tốc độ biến động của các chỉ tiêu phân tích giữa các kỳ phân tích.

+ Số bình quân phản ánh giá trị đại diện trong một thời kỳ của một chỉ tiêu. Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh số thu, chi từ nguồn NSNN, nguồn kinh phí hoạt động sự nghiệp, so sánh kết quả hoạt động tài chính giữa các năm của đơn vị. Từ đó để đánh giá, phân tích được thực trạng thu, chi, quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí hàng năm và giữa các năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý tài chính tại trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)