Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính trong các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý tài chính tại trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 27 - 30)

5. Bố cục của luận văn

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính trong các trường

đại học, cao đẳng công lập

1.1.5.1. Nhóm nhân tố khách quan

- Chính sách của Nhà nước

Mọi hoạt động của các đơn vị hành chính sự nghiệp, cơ sở đào tạo đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật như Luật kế toán, Luật đầu tư công và các quy định tài chính khác. Do đó, sự thay đổi các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ sẽ có tác động trực tiếp đến công tác quản lý tài chính tại các trường đại học, cao đẳng. Mỗi chính sách được xây dựng nhằm vào một mục tiêu cụ thể. Thông qua công cụ này Nhà nước định hướng hành vi chủ thể kinh tế xã hội để cùng định hướng tới mục tiêu chung, xác định những chỉ dẫn chung, vạch ra phạm vi giới hạn cho quá trình ra quyết định của các chủ thể kinh tế xã hội. Đồng thời, định hướng việc huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực để giải quyết các vấn đề một cách kịp thời và có hiệu quả.

- Cơ chế quản lý tài chính

Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước tạo ra môi trường pháp lý cho việc tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng các yêu cầu hoạt động của đơn vị. Do đó, nếu cơ chế tài chính phù hợp sẽ tạo điều kiện tăng cường và tập trung nguồn lực tài chính, đảm bảo sự linh hoạt, năng động và hữu hiệu của các nguồn lực tài chính. Cơ chế tài chính được thiết lập phù hợp, hiệu quả sẽ đảm bảo cung ứng đủ nguồn kinh phí cho hoạt động chuyên môn, tránh được thất thoát, lãng phí các nguồn lực tài chính, đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả, tiền đề vật chất cho việc thực hiện tốt các chương trình quốc gia về hoạt động sự nghiệp giáo dục. Ngược lại, nếu cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước sở hở, lỏng lẻo có thể làm hao tổn NSNN, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực tài chính mà không đạt được mục tiêu chính trị, xã hội đã định.

Để có một cơ sở pháp lý hoàn chỉnh, khuyến khích các trường đại học, cao đẳng nâng cao tự chủ tài chính, hành lang pháp lý của Nhà nước cần xác định rõ nội dung quản lý tài chính như xác định các nguồn thu đơn vị có được và được phép tổ chức thu; xác định cơ cấu chi, mức chi, trích lập và sử dụng các quỹ,... trên cơ sở đó các trường đại học, cao đẳng thực hiện mở rộng nâng cao tính tự chủ tài chính.

- Môi trường của hoạt động tài chính:

Môi trường ảnh hưởng đến hoạt động tài chính bao gồm: môi trường kinh tế, môi trường chính trị- xã hội và môi trường pháp lý.

Về môi trường kinh tế cung cấp các nguồn lực đặc biệt là nguồn lực tài chính cho các hoạt động của cơ quan hành chính thông qua nguồn thu thuế, phí, lệ phí vào NSNN. Môi trường kinh tế càng lành mạnh, các hoạt động kinh tế sôi động, kinh tế ổn định, tăng trưởng và phát triển bền vững là cơ sở đảm bảo vững chắc của nền tài chính, mà trong đó NSNN là khâu trung tâm, giữ vai trò trọng yếu trong phân phối các nguồn lực tài chính quốc gia. Nguồn thu vào NSNN càng gia tăng, tác động trực tiếp đến nguồn kinh phí được phân bổ cho mỗi trường đại học công lập.

Môi trường chính trị- xã hội ảnh hưởng tới việc thực hiện những chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của Nhà nước, qua đó tác động đến nhiệm vụ mà mỗi trường đại học được giao. Sự ổn định về chính trị- xã hội là cơ sở để động viên mọi nguồn lực và nguồn tài nguyên quốc gia cho sự phát triển. Mặt khác, chính trị- xã hội cũng hình thành nên môi trường và điều kiện để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế; thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế cũng như tăng cường các nguồn lực tài chính. Sự ổn định chính trị- xã hội ở Việt Nam hiện nay đang là nhân tố tích cực, là động lực để tiến hành cải cách hành chính trong các trường đại học công lập, do đó ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý tài chính ở các đơn vị này. Môi trường phát lý lành mạnh, hành lang pháp lý thông thoáng sẽ vừa thúc đẩy, vừa ngăn chặn đẩy lùi những tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình quản lý tài chính ở các trường.

Phát triển nền kinh tế tri thức và xu thế hội nhập quốc tế đòi hỏi quản lý tài chính cần chuyển sang quản lý tri thức và quản lý dựa trên tri thức, khơi dậy các năng lực sáng tạo, tạo ra tri thức mới và sử dụng hiệu quả tri thức, biến trí thức thành giá trị. Quản lý tài chính trong các trường đại học không chỉ tuân thủ theo quy định của Luật Ngân sách, mà cần phải thay đổi đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính hiện đại, lấy hiệu quả kinh tế- xã hội làm thước đo, rút gọn các khâu trung gian trong quá trình quản lý, hạn chế lãng phí, chống tham nhũng trong quản lý tài chính.

1.1.5.2. Nhóm nhân tố chủ quan

- Đặc điểm, đặc thù của ngành

Đặc điểm lĩnh vực đào tạo là nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến việc quản lý tài chính tại các trường đại học, cao đẳng. Do lĩnh vực đào tạo của các trường đại học, cao đẳng khác nhau nên đặc điểm hoạt động của các đơn vị này cũng khác nhau, dẫn đến mô hình quản lý tài chính cũng sẽ thay đổi phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng trường. Ngoài ra, do hoạt động đào tạo của từng trường khác nhau dẫn đến tính chất và nội dung các khoản thu, chi của từng đơn vị cũng khác nhau, mang tính đặc thù của ngành đào tạo. Điều này đòi hỏi trên cơ sở nguyên tắc quản lý chung, từng trường phải có các biện pháp quản lý cụ thể cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị mình.

- Công tác tổ chức quản lý của đơn vị

Do đặc điểm hoạt động đào tạo đòi hỏi chuyên môn rất cao nên sự phân quyền trong các trường đại học, cao đẳng thường lớn hơn nhiều so với doanh nghiệp và trong nhiều trường hợp, sự chồng chéo về quyền lực và ảnh hưởng đó làm cho cơ cấu tổ chức trong các trường không hình thành những tuyến rõ ràng. Cơ cấu tổ chức của các trường không có dạng hình chóp thông thường. Trái lại, đó là một sự đan xen phức tạp của trách nhiệm và một sự phát triển không ngừng những trung tâm ra quyết định.

- Trình độ cán bộ quản lý

Con người là nhân tố trung tâm của bộ máy quản lý, là khâu trọng yếu trong việc xử lý các thông tin để ra quyết định quản lý. Trình độ cán bộ quản lý là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tính kịp thời, chính xác của các quyết định quản lý, do đó, nó ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của bộ máy quản lý, quyết định sự thành bại của công tác quản lý nói chung và công tác quản lý tài chính nói riêng.

Một trường đại học, cao đẳng có đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thì sẽ đưa ra được các phương pháp quản lý phù hợp, xử lý thông tin kịp thời, chính xác, đảm bảo cho hoạt động tài chính đạt hiệu quả cao. Ngược lại, một trường đại học, cao đẳng có đội ngũ cán bộ quản lý yếu kém về trình độ chuyên môn, về kỹ năng, kinh nghiệm làm việc sẽ khó khăn

trong công tác quản lý tài chính, kế toán của đơn vị, các thông tin mà kế toán, tài chính đưa ra sẽ thiếu chính xác, kịp thời.

- Chế độ kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Kiểm tra, kiểm soát là một hoạt động rất quan trọng, không thể thiếu trong khoa học quản lý nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động theo kế hoạch vạch ra, phát hiện kịp thời các sai sót, vướng mắc để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm tránh những tổn thất. Công tác kiểm tra tài chính tại các trường đại học, cao đẳng có tác động tăng cường quản lý tài chính, thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch của đơn vị, đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, thúc đẩy việc sử dụng hợp lý kinh phí được cấp nhằm đảm bảo tăng hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội. Đồng thời, góp phần thực hiện tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực tài chính, tôn trọng chính sách, chế độ kỷ luật tài chính Nhà nước ban hành.

Cùng với hoạt động kiểm tra thì kiểm soát thường xuyên là một nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến quản lý tài chính tại các trường đại học, cao đẳng. Kiểm soát thường xuyên là hoạt động nhằm thực hiện việc giám sát, kiểm tra liên tục đối với hoạt động tài chính, nghiệp vụ tài chính phát sinh nên có thể kịp thời phát hiện những sai sót, những vi phạm chính sách, chế độ, kỷ luật tài chính. Trên cơ sở đó, thúc đẩy việc hoàn thành các kế hoạch tài chính, tổ chức và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn kinh phí, đảm bảo chi đúng, chi đủ, có hiệu quả phù hợp với mục tiêu của Nhà nước giao cho và mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý tài chính tại trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)