Công tác tổ chức quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý tài chính tại trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 44 - 47)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương

3.1.4. Công tác tổ chức quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương

3.1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính

Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương áp dụng mô hình bộ máy kế toán tập trung, chính sách thu, chi tài chính thống nhất: thu- chi qua một đầu mối do Phòng Tài vụ đảm nhiệm. Phòng tài vụ có trách nhiệm tham mưu cho Nhà trường trong công tác quản lý tài chính trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan.

Phòng tài vụ lập kế hoạch, quản lý và báo cáo quyết toán ngân sách của trường theo đúng quy định của Nhà nước và các quy định trong quy chế chỉ tiêu nội bộ. Các đơn vị có chủ quyền chủ động trong việc chi các khoản trường giao chi các đơn vị sử dụng và phải tuân thủ pháp lệnh kế toán thống kê, thực hiện việc tạm ứng, thanh - quyết toán tại Phòng kế tài vụ, đồng thời phải tổ chức công khai tài chính tại đơn vị mình. Công tác kế toán và quyết toán ngân sách phải được thực hiện thống nhất theo quy định về chứng từ thu chi ngân sách, mục lục ngân sách Nhà nước, hệ thống tài khoản, số sách, biểu mẫu báo cáo và đối tượng sử dụng ngân sách. Việc kiểm tra, thanh tra và xử lý việc chấp hành các chế độ thu chi và quản lý ngân sách, quản lý tài sản được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.

Phòng Kế hoạch - Tài chính được hình thành năm 1988 khi trường Cao đẳng Sư phạm Nhà trẻ Mẫu giáo Trung ương 1 ra đời mới đầu có tên gọi là phòng Tài vụ. Khi trường đổi tên thành trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương thì phòng Tài vụ đổi tên là phòng Kế hoạch - Tài chính như hiện nay.

Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị

Kế toán trưởng Kế toán nguồn vốn và các quỹ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán Thủ quỹ Kế toán tổng hợp và kiểm tra Kế toán TSCĐ và vật tư

* Chức năng

Phòng Kế hoạch - Tài chính là đơn vị có chức năng tham mưu, giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, tổ chức, quản lí và thực hiện công tác tài chính, kế toán của trường

* Nhiệm vụ:

• Nghiên cứu các chế độ, chính sách tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác tài chính, kế toán của nhà trường.

• Xây dựng các kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Tổng hợp và lập các báo cáo tài chính, báo cáo khảo sát, báo cáo thống kê.

• Xây dựng các văn bản quy định, hướng dẫn về nội dung, định mức thu, chi thực hiện quy trình thanh quyết toán các nguồn kinh phí hoạt động trong nhà trường.

• Giúp Hiệu trưởng quản lí toàn bộ các nguồn vốn hiện có, phân phối, giám sát và sử dụng các nguồn vốn. Tham mưu, đề xuất phương án huy động vốn phục vụ mọi hoạt động của nhà trường.

• Tổ chức thu học phí các loại và các khoản thu hợp pháp khác trong chế độ quy định. Quản lý, sử dụng, quyết toán các nguồn kinh phí phục vụ chi hoạt động của nhà trường.

• Tổ chức thu học phí các loại và các khoản thu hợp pháp khác trong chế độ quy định. Quản lý, sử dụng, quyết toán các nguồn kinh phí phục vụ chi hoạt động thường xuyên, chi không thường xuyên, chi sự nghiệp, chi đầu tư xây dựng cơ bản của nhà trường.

• Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát chứng từ, hố sơ mua sắm thanh quyết toán và giải ngân nguồn kinh phí, thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán.

• Tổ chức công tác kiểm tra tài chính nội bộ.

• Phối hợp với các đơn vị chức năng của Nhà trường đôn đốc và triển khai thực hiện quản lý tốt tài sản, sử dụng hợp lý và tiết kiệm các chi phí hoạt động.

• Thực hiện các công tác theo phân công của Hiệu trưởng Nhà trường.

3.1.4.2. Cơ sở pháp lý cho quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương

- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về qui định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ học phí học tập từ năm 2015-2016 đến năm học 2020-2021.

- Nghị định số 28/2012/ NĐ-CP ngày 10/04/2012 của Chính phủ qui định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật qui định về chế độ phụ cấp chính sách ưu đãi đối với Nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.

- Nghị định số 99/2014/ NĐ-CP ngày 25/10/2014 của Chính phủ về quyết định đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích phát triển hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học.

- Nghị định số 61/2006/ NĐ-CP ngày 20/06/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở các trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Quyết định số 51/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên thể dục thể thao.

- Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDDT-BNV-BTC ngày 08/03/2013 của liên bộ: Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Tài Chính về hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

- Thông tư số 51/2008/TT-BTC ngày 16/06/2008 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lí và sử dụng kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước.

- Thông tư 47/2014/TT-BGDĐT ngày 31/12/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc chế độ làm việc của giảng viên.

- Quyết định 2606/QĐ-BGDĐT ngày/07/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên giai đoạn 2014 - 2016.

- Công văn số 926/BGDĐT-KHTC ngày 10/03/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc rà soát bổ sung sửa đổi Qui chế chi tiêu nội bộ và một số nội dung trong công tác quản lí tài chính giai đoạn 2017 - 2020.

- Luật ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.

- Các văn bản khác của Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý tài chính tại trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)