Kinh nghiệm quản lý tài chính tại một số trường Cao đẳng công lập Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý tài chính tại trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 30 - 32)

5. Bố cục của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại một số trường Cao đẳng công lập Việt Nam

1.2.1.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính của trường Cao đẳng công nghiệp thực phẩm Việt Trì - Phú Thọ

Trường CĐCNTP quản lý tài chính theo phương thức tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện trên căn cứ và dựa trên cơ sở các nguồn thu tiến hành lập dự toán thu, chi; tổ chức thực hiện dự toán thu chi và quyết toán thu, chi thông qua đơn vị dự toán trực thuộc ban Kế hoạch - Tài chính là phòng Tài chính - Kế toán. Với phương thức quản lý tài chính “một cửa” vừa giúp cho Hiệu trưởng chỉ đạo và thực hiện thu, chi tài chính, làm căn cứ để các cơ quan Nhà nước như: Tài chính, Thanh

tra, Kiểm toán, Kho bạc Nhà nước, đơn vị chủ quan,... kiếm soát chi và xét duyệt dự toán theo quy định hiện hành. [14]

Đối với nguồn tài chính tại trường CĐCNTP bao gồm 2 nguồn: Nguồn kinh phí do NSNN cấp và nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, nhiệm vụ thực hiện năm kế hoặch của trường; Căn cứ vào định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước quy định; Kết quả thu sự nghiệp trong năm học của trường và các khoản chi hoạt động thường xuyên năm liền kề trước đó thì phòng Tài chính - Kế toán (đơn vị dự toán) của trường tiến hành xây dựng dự toán các khoản chi. Sau khi dự toán này được lập sẽ được chuyển cho các đơn vị, phòng, ban chức năng và Ban Kế hoạch - Tài chính xem xét, lấy ý kiến. Sau khi đã được thống nhất được Hiệu trưởng phê duyệt và trình đơn vị chủ quan là Bộ Công Thương.

Với phương thức quản lý tài chính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về mặt tài chính cũng đảm bảo sự công bằng, hợp lý trong tương quan giữa khối lượng công việc, tính chất phức tạp của từng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ vào công tác quản lý, được thống nhất trong toàn trường nhằm quản lý và sử dụng nguồn kinh phí một cách có hiệu quả, đảm bảo tăng thu, tiết kiệm chi lại khuyến khích động viên các tập thể, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ. [14]

Mặt khác, với phương thức quản lý tài chính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong trường đã đảm bảo được quá trình công khai, dân chủ đối với các cán bộ, công nhân viên thông qua các báo cáo tài chính hàng năm.

1.2.1.2. Kinh nghiệm quản lý tài chính của Trường Cao đẳng Y tế Huế

Trường Cao đẳng Y tế Huế được giao tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên. Trường được giao tự chủ về tổ chức bộ máy biên chế, thực hiện tự chủ về tài chính, do vậy trường hoàn toàn có thể chủ động được việc tiếp nhận, tuyển chọn viên chức phù hợp với nhu cầu thực tế của đơn vị, từ đó việc sử dụng nguồn kinh phí hiệu quả hơn, không lãng phí cho những lao động dư thừa, không phải đầu tư nhiều cho việc bồi dưỡng, chuyển đổi những ngành nghề không phù hợp. [11]

Nguồn thu của trường bao gồm nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp. Theo đó, trường đã xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ làm cơ sở cho việc thực hiện chế độ tự chủ tài chính.

Đối với kinh phí ngân sách nhà nước cấp thực hiện không tự chủ, Trung tâm thực hiện theo đúng nội dung, định mức đã được duyệt, không thực hiện chi tăng thu nhập từ nguồn kinh phí này.

Đối với kinh phí ngân sách cấp thực hiện tự chủ, sau khi chi các khoản chi theo nội dung, định mức đã được xây dựng theo quy chế nội bộ, theo chế độ chính sách của nhà nước. Cuối năm, nếu số kinh phí còn dư do tiết kiệm chi thường xuyên thì được chi tăng thu nhập cho cán bộ, giáo viên và người lao động trong đơn vị.

Đối với nguồn thu sự nghiệp: Thu từ các khoản học phí, lệ phí các lớp hệ Cao đẳng, trung cấp nghề do nhà trường đào tạo và cung cấp. bên canh đó Nhà trường xây dựng nhiều loại hình dịch vụ khác và có nhiều nguồn thu dịch vụ từ hoạt động này như: thu từ liên kết đào tạo với các trường đại học, cao đẳng; ký hợp đồng lao động cung cấp hàng hoá dịch vụ sản phẩm giáo dục, dịch vụ đào tạo mô tô, xe máy. Do đó, mỗi lĩnh vực hoạt động khác nhau, trường phải xây dựng nội dung và định mức thu chi cho phù hợp, đảm bảo thu bù đắp cho chi và có tích luỹ. Việc xây dựng cụ thể chi tiết cho từng nội dung lĩnh vực hoạt động đã tạo ra được sự công bằng cho người lao động trong thực hiện nhiệm vụ, tránh bình quân, cào bằng, ai làm nhiều hưởng nhiều, làm tốt hiệu quả cao được hưởng cao, người nào trực tiếp tham gia thì được hưởng… [11]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý tài chính tại trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)