Định hướng, quan điểm quản lý tài chính của trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý tài chính tại trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 87 - 92)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Định hướng, quan điểm quản lý tài chính của trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương

4.1. Định hướng, quan điểm quản lý tài chính của trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Trung ương

4.1.1. Bối cảnh chung của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương

Ngày 28/5/1988 theo Nghị định 93/HĐBT của Chính phủ, Trường Cao đẳng Sư phạm Nhà trẻ - Mẫu giáo Trung ương I được thành lập trên cơ sở sáp nhập, hợp nhất Trường Sư phạm mẫu giáo trung ương (thành lập năm 1963) và Trường Trung cấp nuôi dạy trẻ trung ương (thành lập năm 1972).

Ngày 26/01/2006 tại Quyết định số 509/QĐ - BGDĐT, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định đổi tên Trường Cao đẳng Sư phạm Nhà trẻ - Mẫu giáo Trung ương I thành Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương.

Trong hơn 50 năm truyền thống và gần 30 năm kinh nghiệm đào tạo trình độ cao đẳng Trường đã đào tạo được trên 25.000 cán bộ, giáo viên. Đặc biệt, trong 03 năm (từ 2012 đến nay) Trường đã đào tạo trên 9.000 giáo viên, cán bộ có trình độ cao đẳng cho ngành Giáo dục. Trong đó: Sư phạm: 6.409; Ngoài sư phạm: 2.666. Đội ngũ sinh viên khi ra trường đã đảm nhiệm nhiều vị trí làm việc khác nhau và đều có chỗ đứng trong xã hội: giáo viên các nhóm trẻ; lớp mẫu giáo, cán bộ quản lí các cấp học, giáo viên trung học cơ sở các ngành sư phạm âm nhạc, mỹ thuật, công nghệ; giáo dục đặc biệt. [17]

Trong quá trình phát triển, Nhà trường xác định được tầm quan trọng của sứ mạng và tầm nhìn của Nhà trường đó là không ngừng phấn đấu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao bậc học cao đẳng có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu xã hội, hội nhập quốc tế, đặc biệt là cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và chuyên gia cho ngành giáo dục mầm non, giáo dục đặc biệt.

Phấn đấu đến năm 2025 trở thành Trường Đại học/Học viện Giáo dục Mầm non Trung ương nhằm đào tạo đội ngũ giáo viên mầm non và một số ngành nghệ thuật, xã hội... trình độ đại học có năng lực, phẩm chất, tận tụy với nhiệm vụ được

giao, đáp ứng yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ đạt chuẩn chất lượng giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội với chất lượng, phương pháp tiên tiến, hiện đại của khu vực và thế giới. [17]

Trường đã xây dựng kế hoạch nhiệm vụ công tác với mục tiêu xây dựng trường trở thành trung tâm tạo đa ngành, trong đó chú trọng đào tạo giáo viên mầm non chất lượng cao và phấn đấu nâng cao chất lượng các ngành đào tạo mới. Sứ mạng và mục tiêu thể hiện rõ chiến lược phát triển và phù hợp với chức năng, nguồn lực của Nhà trường, đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho xã hội, đáp ứng xu hướng hội nhập phát triển.

Đổi mới mục tiêu, chương trình đào tạo được coi là giải pháp có tính đột phá để nâng cao chất lượng và thu hút sự quan tâm của người học. Từ năm 2004, trường đã mạnh dạn chuyển từ mục tiêu đào tạo đơn ngành Giáo dục Mầm non trình độ cao đẳng sang mục tiêu đào tạo đa ngành. Nhà trường hiện đang tổ chức đào tạo 21 ngành đào tạo trình độ cao đẳng (trong đó có 9 ngành đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở và 01 ngành đào tạo hệ vừa làm vừa học) và 10 ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp với quy mô tuyển sinh hằng năm khoảng 1.800 sinh viên hệ chính quy và theo số liệu thống kê tổng quy mô năm học 2016 - 2017 là 6.667 học sinh, sinh viên. Mỗi năm Nhà trường cung cấp hàng ngàn giáo viên và cử nhân cho địa phương, góp phần đáp ứng nguồn nhân lực đa dạng, chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. [17]

Cơ cấu tổ chức của Nhà trường hiện có 9 khoa, 10 phòng, ban chức năng, 05 trung tâm, 03 trường Mầm non thực hành với tổng đội ngũ cán bộ, giảng viên là 570 trong đó có 22 tiến sĩ, 187 thạc sĩ còn lại đều có trình độ cử nhân đại học (số liệu tính đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2016).

Với tổng diện tích mặt bằng đất là 26.351,6m2 , diện tích xây dựng là 33.699m2 bao gồm cả 3 trường MNTH (diện tích hội trường, giảng đường, lớp học, phòng thực hành: 14.250m2 ; Thư viện: 750 m2 ; Ký túc xá HSSV: 5.554m2 ; Phòng làm việc CBGV: 3019m2 ; Công trình phụ trợ: 10.026m2 ), tổng số đầu sách trong thư viện của nhà trường có 10.723 đầu sách và 124.303 cuốn sách.

Tổng số máy tính của trường: 213 (dùng cho hệ thống văn phòng: 108 máy; dùng cho sinh viên học tập: 105 máy). Hạ tầng kỹ thuật công nghệ, hệ thống mạng

của nhà trường luôn được đảm bảo, đáp ứng tốt nhu cầu học tập và làm việc của toàn trường.

Ký túc xá của trường gồm 02 tòa nhà 5 tầng, gồm 80 phòng ở (sức chứa khoảng 700 người) với diện tích 5.454m2. Ký túc xá của Nhà trường đảm bảo diện tích và điều kiện sinh hoạt thiết yếu cho HSSV nội trú.

Bên cạnh sự phát triển về đào tạo, hoạt động NCKH và HTQT cũng được Nhà trường quan tâm đẩy mạnh. Các hoạt động NCKH không ngừng được mở rộng về quy mô, nâng cao về chất lượng và ngày càng mang lại hiệu quả thiết thực cho Nhà trường.

Website của Nhà trường hoạt động hiệu quả, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời đến cán bộ, giảng viên và HSSV, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của Nhà trường.

Nhà trường đã được nhận Huân chương Lao động hạng Nhất; nhiều Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Cờ thi đua của Chính phủ và của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Sứ mạng:

Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương không ngừng phấn đấu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu xã hội, hội nhập quốc tế; cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và chuyên gia cho ngành đào tạo, đặc biệt là các ngành Giáo dục Mầm non và Giáo dục Đặc biệt.

Sứ mạng của Nhà trường được xác định rõ ràng và được công bố rộng rãi: “Trường CĐSPTƯ không ngừng phấn đấu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao bậc học cao đẳng có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu xã hội, hội nhập quốc tế, đặc biệt là cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và chuyên gia cho ngành giáo dục mầm non, giáo dục đặc biệt”. Hằng năm, các mục tiêu của trường được bổ sung, điều chỉnh nhằm phù hợp với yêu cầu tình hình thực tiễn về phát triển các nguồn lực đáp ứng yêu cầu đào tạo, NCKH

Mục tiêu tổng quát

Xây dựng Nhà trường phát triển bền vững, luôn khẳng định thương hiệu trong đào tạo các ngành; đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa trong

nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; chú trọng các ngành mũi nhọn: Giáo dục Mầm non và Giáo dục Đặc biệt.

Tầm nhìn 2025 - 2030

Phấn đấu đến giai đoạn 2025 - 2030 trở thành cơ sở đào tạo, bồi dưỡng Giáo viên Mầm non có chất lượng cao theo các chuyên ngành (Âm nhạc/Mĩ thuật/Tiếng Anh/Công nghệ Thông tin/Kinh tế gia đình/Công tác xã hội...); Giáo dục Đặc biệt và đào tạo nguồn nhân lực một số ngành nghệ thuật - xã hội trình độ đại học, cao đẳng có phẩm chất, năng lực đạt chuẩn kiến thức, trình độ trong khu vực và trên thế giới; đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

4.1.2. Quan điểm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương giai đoạn 2016 - 2020 phạm Trung ương giai đoạn 2016 - 2020

Quán triệt các quan điểm của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X về “đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng dịch vụ công là khâu đột phá quan trọng để phát triển nhanh và có hiệu quả các lĩnh vực văn hóa xã hội. Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, phải luôn coi trọng yêu cầu nâng cao các phúc lợi xã hội cơ bản của nhân dân, đặc biệt là đối với người nghèo, vùng nghèo, các đối tượng chính sách”; Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương (khóa X) về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đối với một số loại dịch vụ công cơ bản, cụ thể là: “Tăng cường đầu tư và đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước để các đơn vị sự nghiệp công lập phát triển mạnh mẽ và có hiệu quả”; Kết luận số 20-KL/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương (khóa X) về cải cách tiền lương, cụ thể là: “Đổi mới cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính (trong đó tiền lương) đối với khu vực sự nghiệp công lập theo hướng đơn vị sự nghiệp được thu phí (giá) dịch vụ tính đủ tiền lương và từng bước tính đủ các chi phí khác; Đơn vị sự nghiệp thực hiện hạch toán thu chi (không vì mục đích lợi nhuận)”, các quan điểm định hướng về đổi mới cơ chế tài chính của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương được đặt ra nhằm các mục tiêu sau:

- Quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính của trường ;

- Đa dạng hoá các nguồn tài chính đảm bảo các yêu cầu hoạt động của nhà trường. - Đổi mới phương thức, chất lượng hoạt động đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người học và thị trường lao động.

- Sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, góp phần tăng thu nhập cho người lao động.

- Phát triển, nâng cấp công tác nghiên cứu khoa học, phát triển các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, bám sát yêu cầu phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội của đất nước.

- Xác định mối quan hệ hợp lý giữa nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tiễn, tổ chức các dịch vụ sau dạy học, tăng cường các nguồn lực và mức đầu tư cho nghiên cứu khoa học, thực hiện dự án, đề tài nghiên cứu khoa học lớn cả về quy mô và chất lượng.

- Triển khai liên kết, liên thông đào tạo với các trường Đại học/Cao đẳng trong cả nước.

- Tăng cường thu từ các dịch vụ đào tạo, các hợp đồng nghiên cứu khoa học, các dự án, các hoạt động hợp tác quốc tế.

- Tranh thủ nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, đây là nguồn thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu hàng năm.

- Phát huy và tăng cường hoàn thiện công tác lập dự toán, yêu cầu lập dự toán phải phản ánh đầy đủ các nguồn tài chính và chi tiêu từ các nguồn này.

- Phát huy và tăng cường hoàn thiện công tác chấp hành dự toán thu chi - Phát huy, tăng cường hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính vì đây là hoạt động rất quan trọng trong công tác quản lý kinh tế, là sự xác nhận tính chuẩn xác của thông tin và quan trọng hơn là qua đó hoàn thiện các quá trình quản lý, hoàn thiện quá trình tổ chức thông tin phục vụ có hiệu quả cho các đối tượng xử lý thông tin kế toán.

- Nâng cao trình độ quản lý kinh tế cho cán bộ thực hiện công tác thanh tra pháp chế về công tác kiểm tra nội bộ định kỳ về tài chính, tăng cường thực hiện quy chế công khai dân chủ, giúp cho cán bộ, giảng viên trong trường học kiểm tra và đánh giá về hoạt động thu chi tài chính của nhà trường.

- Phát huy tăng cường hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ, thường xuyên rà soát, bổ sung, chỉnh sửa quy chế chi tiêu nội bộ khi có sự thay đổi chính sách của nhà nước, điều chỉnh các định mức chi cho phù hợp với thực tế. Đồng thời, có những phương án cụ thể về xây dựng chi trả tiền lương, thu nhập theo hướng tăng thu nhập, đảm bảo đời sống của cán bộ, giảng viên và phù hợp với tình hình thực tiễn của đơn vị.

Công tác lập kế hoạch tài chính và quản lí tài chính của Trường Cao đẳng Sư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý tài chính tại trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)