Bài học kinh nghiệm cho trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý tài chính tại trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 32 - 34)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương

Qua tìm hiểu công tác quản lý tại một số trường đại học và cao đẳng công lập, đặc biệt đi sâu tìm hiểu hai trường cao đẳng công lập trên, có thể rút ra bài học kinh nghiệm đối với trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương như sau:

- Đa dạng hóa các nguồn thu: Nhà trường cần có sự chủ động trong việc đa dạng hóa các nguồn thu và giảm bớt gánh nặng cho nguồn NSNN, cụ thể như sau:

Trước hết tăng nguồn thu bằng việc nâng cao uy tín, thương hiệu của Nhà trường, đây là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một trường đại học. Nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao

của xã hội về chất lượng nguồn nhân lực là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao uy tín và vị thế của Nhà trường. Điều đó sẽ góp phần thu hút ngày càng nhiều sinh viên theo học và từ đó các trường sẽ có điều kiện tăng nguồn thu. Đối với một trường đại học, cao đẳng thì số lượng sinh viên tới học tập và nghiên cứu sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của Nhà trường.

Bên cạnh đó, Nhà trường cần gắn liền đào tạo với nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học- kỹ thuật. Xây dựng trường thành trung tâm nghiên cứu khoa học- công nghệ mạnh là một yêu cầu bức thiết. Việc nghiên cứu khoa học không chỉ giúp cho giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn, phục vụ tốt cho nhu cầu giảng dạy mà còn tăng nguồn thu cho Nhà trường. Hơn nữa, hiện nay nhu cầu chuyển giao tiến bộ khoa học- công nghệ hiện đại từ các tổ chức, các địa phương là rất lớn. Vì vậy, Nhà trường có thể tận dụng khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu cho xã hội, tăng nguồn thu cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

- Quản lý việc phân bổ, thực hiện kiểm soát chi các nguồn kinh phí:

Cắt giảm chi phí hoạt động rất quan trọng đối với công tác quản lý tài chính. Để công tác quản lý tài chính của nhà trường tốt hơn thì cần có sự cắt giảm chi phí sao cho vừa tiết kiệm, vừa hiệu quả. Giảm chi phí bằng cách xây dựng tiêu chuẩn, định mức chi phí, định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu trong quản lý hành chính, bố trí giờ giảng và đơn giá giờ giảng hợp lý, hiệu quả. Cắt giảm nhân lực bằng các biện pháp phù hợp, khuyến khích nhân viên làm việc bằng cách chi trả thu nhập tăng lên cho người lao động, chế độ công tác phí, sử dụng điện thoại, xăng dầu, văn phòng phẩm, mua sắm tài sản, trích lập và sử dụng các quỹ... được thống nhất trong quy chế chi tiêu nội bộ, trong các kỳ hội nghị cán bộ viên chức, người lao động của đơn vị.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý tài chính tại trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)