Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý tài chính tại trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 92 - 94)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Sư phạm

4.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý tài chính

* Cơ sở đề ra giải pháp

Việc kiểm tra, kiểm soát còn hạn chế, các nghiệp vụ phát sinh không được quản lý một các đầy đủ. Kế toán tại đơn vị chưa phát huy hết vai trò kiểm soát hoạt động tài chính của đơn vị. Khi lãnh đạo trường cần các thông tin liên quan đến vấn đề tài chính thì các bộ phận quản lý xử lý đôi lúc khá chậm và lúng túng. Nhà trường chưa lựa chọn được mô hình quản lý tài chính phù hợp để định hướng hoạt động tài chính theo các chỉ tiêu hoạt động. Hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ các

trường chưa được tiến hành thường xuyên, các thành viên làm công tác kiểm tra, kiểm toán thường là cán bộ quản lý và giảng viên làm công tác kiêm nhiệm nên hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ do đó việc kiểm tra quá trình thu chi, phân phối chênh lệch của các trường chủ yếu mang nặng tính hình thức và hiệu quả thấp.

* Định hướng đề ra giải pháp

Để nâng cao hiệu quả trong quản lý tài chính nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến công tác tổ chức bộ máy quản lý tài chính hiệu quả giúp cho công tác lập dự toán, lập kế hoạch tài chính chi tiết.

* Nội dung của giải pháp

(1) Xác định rõ chức năng, quyền hạn của các đơn vị trong Trường

Để các đơn vị trong Trường phát huy hết ưu thế chuyên môn, giúp cho việc quản lý được hoàn thiện, có hiệu quả, phòng Tổ chức - Hành chính cần có sự nghiên cứ sắp xếp lại tổ chức, phân định rõ chức năng, quyền hạn của từng đơn vị nhằm đảm bảo sự chuyên nghiệp hóa, tránh chồng chéo chức năng của các đơn vị trực thuộc Trường. Đặc biệt đối với bộ máy quản lý tài chính thông qua phòng Tài chính - Kế toán:

- Thực hiện đúng chức năng là bộ phận tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc tố chức công tác quản lý tài chính trường. Chịu trách nhiệm trong việc lập dự toán phân bổ dự toán, thực hiện công tác báo cáo quyết toán theo quy định của Nhà nước.

- Không chỉ kết hợp với phòng Đào tạo của trường để đưa ra mức chi học bổng cho học sinh, sinh viên cho từng kỳ, cần phối hợp với phòng Đào tạo đế thực hiện các khoản chi cho hoạt động đào tạo phù hợp trong các khoản chi về làm thi, coi thi, chấm thi.

- Không chỉ căn cứ vào chế độ tài chính, kế toán của Nhà nước để xây dựng báo cáo định kỳ hàng năm, mà cần căn cứ vào chiến lược phát triển của Trường và kết hợp với Phòng, Khoa, Tổ bộ môn để xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn.

(2) Đào tạo đội ngũ cán bộ kế toán, quản lý tài chính có tinh thần trách nhiệm và chuyên môn cao.

- Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, nghiệp vụ đối với cán bộ làm công tác tài chính, kế toán, bố trí cán bộ có năng lực phù hợp với từng công việc.

- Tăng cường công tác kiểm tra chéo giữa các khâu trong quá trình quản lý. Đối với từng lĩnh vực về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý dự án, quản lý tài sản cố định,... cần có các cán bộ có chuyên môn và khả năng và phải yêu cầu từng lĩnh vực này phải được quản lý không chỉ trên hệ thống chứng từ, sổ sách như Trường quản lý hiện nay mà phải được quản lý qua phần mềm máy tính.

- Thường xuyên cử cán bộ tài chính, kế toán đi tập huấn, thực hành kế toán trên máy vi tính, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn nhằm nâng cao trình độ.

- Đào tạo bồi dưỡng về lý luận chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho toàn thể cán bộ quản lý, kê toán tài chính trong Trường.

Thực hiện các giải pháp này, bước đầu giúp đơn vị quản lý tài chính thấy được chức năng, nhiệm vụ của mình trong Trường; xây dựng kế hoạch chi tiêu từ đó làm căn cứ để xây dựng dự toán hàng năm một cách phù hợp, sát thực với mục tiêu phát triển trong toàn Trường. Đồng thời, có được đội ngũ cán bộ quản lý, kế toán tài chính cho trình độ chuyên môn cao và có tinh thần trách nhiệm.

(3) Công tác chấp hành dự toán thu chi mặc dù đã được tuân thủ theo đúng như dự toán đã lập nhưng chưa được linh hoạt giữa các tiểu mục. Để đạt được hiệu quả trong quản lý tài chính thì nhà trường cần có cơ chế giám sát thực hiện các nội dung cụ thể sau: hệ thống quy định về tổ chức bộ máy, quy chế tuyển dụng, hệ thống định mức lương hợp đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý tài chính tại trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)