Một số giải pháp bổ trợ khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý tài chính tại trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 100 - 102)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Sư phạm

4.2.5. Một số giải pháp bổ trợ khác

(1) Tăng cường xây dựng và quản lý cơ sở vật chất

Việc quản lý tốt, sử dụng và khai thác có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất của Nhà trường sẽ góp phần quan trọng vào nâng cao nguồn thu, tiết kiệm chi phí, tránh được những thất thoát không đáng có và hiện đại hóa trang thiết bị làm việc. Trong quá trình thực hiện giải pháp này cần chú ý tới một số vấn đề như:

- Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh phù hợp với tiêu chuẩn đào tạo hiện hành, đáp ứng quy mô đào tạo, nghiên cứu khoa học. Đảm bảo đầu tư trang thiết bị đồng bộ, hiện đại đảm bảo diện tích đất đai, diện tích sử dụng khu giảng đường, nghiên cứu, thực hành, thư viện, khu thể thao- văn hóa, ký túc xá... - Xây dựng thư viện điện tử kết nối thư viện của trường với Internet, trung tâm học liệu... phục vụ trực tiếp cho đào tạo, nghiên cứu khoa học.

- Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất cho trường. Mục tiêu là xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn lực tài chính đáp ứng đủ nhu cầu các hoạt động của Nhà trường.

- Khai thác và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị hiện có, tăng cường công tác quản lý, theo dõi tài sản, công cụ dụng cụ lâu bền để tránh tình trạng lãng phí, thất thoát.

(2) Hoàn thiện chiến lược phát triển nghiên cứu khoa học

Nhà trường cần hoàn thiện cơ chế và bộ máy quản lý khoa học, kết hợp phân cấp với tăng cường chỉ đạo thống nhất, tạo sự liên thông, liên kết giữa các bộ phận trong trường. Nghiên cứu hình thành một số hệ thống chính sách quản lý có hiệu nguồn nhân lực của hoạt động khoa học công nghệ, như các chính sách thu hút và phát triển nguồn nhân lực hoạt động NCKH nhằm xây dựng được đội ngũ cán bộ

khoa học kế thừa, đủ sức đảm đương các nhiệm vụ giảng dạy và NCKH với chất lượng cao, các chính sách quản lý tài chính đối với hoạt động KHCN, vừa phát triển đa dạng nguồn lực tài chính dành cho KHCN, vừa đảm bảo nguồn lực tài chính để tập trung đầu tư trọng điểm, hiện đại hóa và nâng cao năng lực NCKH của các ngành khoa học mũi nhọn chiến lược của trường.

Bên cạnh đó, Nhà trường cẩn đẩy mạnh hoạt động hợp tác với các tổ chức, cơ sở hoạt động NCKH trong và ngoài nước. Nghiên cứu lựa chọn các mô hình hoạt động KHCN thích hợp, các chương trình hợp tác NCKH giàu tính sáng tạo, hình thành các quỹ tài trợ cho các hoạt động KHCN trong đội ngũ giảng viên trẻ và sinh viên, thông qua hoạt động NCKH nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Nhà trường cần xây dựng quy trình xét duyệt đề tài NCKH chất lượng cao với thủ tục đơn giản. Đồng thời, tăng cường phổ biến trao đổi thông tin khoa học công nghệ thông qua hệ thống tạp chí khoa học chuyên ngành.

(3) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính

Để đáp ứng yêu cầu quản lý trong điều kiện đa dạng hóa loại hình đào tạo, đa dạng hóa các nguồn tài chính khi công nghệ thông tin đã phát triển khá phổ biến, trước hết phải ưu tiên mua sắm trang thiết bị như máy vi tính, nối mạng quản lý từ kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp, kế toán tài sản, kế toán kho…

Quá trình thu nhận, xử lý, lưu trữ, phân phối thông tin trong quản lý tài chính ở nhà trường bao gồm nhiều khâu, mỗi khâu đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau. Khối lượng thông tin cần xử lý ngày càng lớn, việc tiếp nhận, xử lý thông tin ra quyết định quản lý tài chính theo hình thức tập trung, hiện đại bằng các thiết bị điện tử và các phần mềm ứng dụng sẽ giúp công tác quản lý tài chính đạt hiệu quả tốt hơn. Áp dụng tin học vào công tác quản lý tài chính theo hướng trang bị đồng bộ các thiết bị tin học nối mạng. Việc nối mạng quản lý có tác dụng, một mặt giúp cho các bộ phận nghiệp vụ, quản lý tài chính trao đổi thông tin, dữ liệu được dễ dàng, mặt khác lãnh đạo đơn vị dù ở xa vẫn có thể truy cập các thông tin về tài chính của đơn vị, trên cơ sở đó có các quyết định quản lý. Đối với ứng dụng tin học trong công tác quản lý tài chính cần đạt các yêu cầu:

- Dễ dàng trong thao tác;

- Biểu mẫu thống nhất đúng với quy định hiện hành;

- Đảm bảo việc đối chiếu thông tin, số liệu được dễ dàng. Đi đôi với trang bị máy móc thiết bị tin học, cần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý tài chính thành thạo về tin học để khai thác có hiệu quả hệ thống máy móc thiết bị. Thực hiện được những công việc trên, sẽ giúp cho công tác quản lý tài chính nhà trường đạt hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý tài chính tại trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)