Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý tài chính tại trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 82 - 84)

5. Bố cục của luận văn

3.4. Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương

Trung ương

3.4.1. Những kết quả đạt được

Đứng trên khía cạnh quản lý tài chính, Nhà trường đã đạt được một số những thành công sau:

Thứ nhất, công tác quản lý nguồn thu. Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2015 - 2017. Đây là nguồn kinh phí đặc biệt quan trọng cho phép Nhà trường duy trì hoạt động, nâng cao đồi sống vật chất tinh thần cho CBVC, đầu tư cơ sở vật chất. Nguồn thu này, cho phép Nhà trường từng bước thực hiện tự chủ tài chính trong điều kiện tỷ trọng nguồn thu từ NSNN giảm xuống. Trong nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, nguồn thu từ học phí các trường mầm non và trung tâm chiếm quy mô lớn và tỷ trọng cao. Cho thấy hoạt động đầu tư rất đúng hướng và hiệu quả của Nhà trường, vừa tạo ra nguồn thu cho Nhà trường, vừa tạo ra địa điểm thực hành cho sinh viên và vừa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Thứ hai, đối với công tác lập dự toán thu. Căn cứ thực hiện lập dự toán dựa trên cơ sở các định mức thu chặt chẽ theo các quy định hiện hành của Nhà nước,

của trường. Dự toán thu từ NSNN cấp được giao trên cơ sở chỉ tiêu biên chế, quy mô tuyển sinh và nhiệm vụ hàng năm của Nhà trường.

Công tác lập và giao dự toán còn chậm so với thời gian quy định. Khi xây dựng dự toán chưa chú trọng đến phân tích, đánh giá cơ cấu các khoản thu để làm căn cứ lập dự toán thu. Chất lượng công tác lập dự toán chưa cao, còn thiếu tính dự báo. Vì vậy trong quá trình thực hiện do yêu cầu nhiệm vụ, chức năng của trường có phát sinh thêm các khoản chi phí so với dự toán được giao. Cuối năm đơn vị quản lý tài chính thường phải đề nghị bổ sung và điều chỉnh dự toán.

Thứ ba, đối với công tác quản lý chi. Tổng chi có xu hướng tăng lên, các khoản chi cho chuyên môn nghiệp vụ, chi mua sắm TSCĐ cao và chiếm tỷ trọng ổn định sẽ tăng cường cơ sở vật chất, nhằm nâng cao chất lượng trong công tác đào tạo, nâng cao chất lượng của Nhà trường. Cơ cấu phân bổ chi phí thường xuyên dần hoàn thiện chú trọng đến nhóm chi ưu tiên: chi cho con người, chi cho nghiệp vụ chuyên môn thay vì cho các khoản chi khác.

Thứ tư, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Trong thời gian qua, công tác quản lý tài chính của Nhà trường đạt hiệu quả trong việc ổn định nguồn thu và tiết kiệm chi tiêu khi Nhà nước thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 và Nghị định 16/2015/NĐ- CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ. Nhà trường đã được quyền quyết định các mức chi cá nhân, chi chuyên môn nghiệp vụ cao hơn mức chi do Nhà nước quy định; được chi thu nhập tăng thêm theo kết quả hoạt động tài chính của đơn vị. Các Nghị định cũng cho phép Nhà trường tự quyết định trong việc chi trả cho người lao động theo hiệu quả công việc. Việc trao quyền tự chủ giúp trường từng bước mở rộng hoạt động, chủ động khai thác nguồn lực tài chính đặc biệt là nguồn tài chính ngoài NSNN để chi cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu.

Cơ chế tự chủ tạo điều kiện cho Nhà trường thực hiện việc kiểm soát chi tiêu nội bộ, phát huy tính dân chủ, chủ động và sáng tạo của cán bộ viên chức, nâng cao năng lực quản lý, bước đầu rà soát lại chức năng nhiệm vụ của đơn vị, từng bước giảm sự can thiệp của cơ quan quản lý cấp trên.

Phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm để thực hiện quản lý tài chính đạt hiệu quả đối với thu từ NSNN và thu từ hoạt động sự nghiệp. Tuy trong giai đoạn khó khăn về tuyển sinh nhưng Nhà trường vẫn đảm bảo nguồn thu sự nghiệp, sử dụng tốt các nguồn lực tài chính để phục vụ hiệu quả cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, góp phần tích cực trong việc đảm bảo hoạt động cho đơn vị.

Thứ năm, về cơ cấu bộ máy quản lý tài chính theo hướng gọn nhẹ và hoạt động hiệu quả. Phòng Tài chính - Kế toán luôn được sự quan tâm, sự chỉ đạo kịp thời của Ban giám hiệu, sự phối hợp chặt chẽ của Phòng, Khoa, Trung tấm, Tổ bộ môn. Bộ máy kế toán hiện nay là gọn nhẹ, công việc bố trí linh hoạt, dễ thực hiện, dễ kiểm soát với nguồn nhân sự khá đồng đều và được bố trí khá phù họp với năng lực và trình độ. Kết hợp bố trí lao động hợp lý có khoa học đồng thời tăng cường ý thức, trách nhiệm trong công việc và phong cách làm việc của người đứng đầu đơn vị cho đến từng cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý tài chính tại trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)