Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương
3.2.2. Quản lý các khoản chi
3.2.2.1. Các khoản chi của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương
Trên cơ sở nguồn kinh phí được cấp từ ngân sách Nhà nước và nguồn thu sự nghiệp của Trường, Nhà trường có kế hoạch phân bổ kinh phí hằng năm và sử dụng hợp lí nguồn tài chính dựa trên nội dung chi theo nhóm mục các Mục lục ngân sách Nhà nước cấp.
Nhìn vào bảng 3.6, ta thấy tổng chi có xu hướng tăng lên, do Nhà trường tiến hành đầu tư cơ sở vật chất, nhằm nâng cao chất lượng trong công tác đào tạo, nâng cao chất lượng của Nhà trường.
Đối với nguồn kinh phí chi thường xuyên chủ yếu từ nguồn NSNN cấp cho chi thường xuyên và nguồn thu sự nghiệp để lại. Còn nguồn kinh phí chi không thường xuyên từ nguồn NSNN cấp cho chi không thường xuyên.
Bảng 3.6: Tình hình sử dụng kinh phí
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%)
Chi thường xuyên 94.701 99,3 95096 99,1 99.083 99,4 Chi không thường xuyên 668 0,7 864 0,9 598 0,6
Tổng cộng 95.369 100 95.960 100 99.681 100
Nguồn: Báo cáo tài chính của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương * Chi thường xuyên
Chi hoạt động thường xuyên chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng chi của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương. Hàng năm, Nhà trường sử dụng nguồn NSNN cấp chi thường xuyên và nguồn thu sự nghiệp để chi cho các hoạt động thường xuyên theo 4 nhóm mục sau:
Bảng 3.7: Cơ cấu chi thường xuyên
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%)
Nhóm I: Chi thanh toán cá nhân 44.604 47,1 46.217 48,6 49.740 50,2 Nhóm II: Chi nghiệp vụ chuyên môn 19.224 20,3 22.348 23,5 24.077 24,3 Nhóm III: Chi mua sắm tài sản
cố định 12.917 13,6 21.124 22,21 14.912 15,1
Nhóm IV: Chi khác 17.955 19,0 5.408 5,69 10.354 10,5
Tổng chi 94.701 100 95.096 100 99.083 100
- Nhóm chi thanh toán cá nhân:
Chi thanh toán cho cá nhân từ nguồn thu sự nghiệp chủ yếu được sử dụng để thanh toán tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, thêm giờ, học bổng, trợ cấp sinh viên, các khoản đóng góp và thu nhập khác. Chi thanh toán cá nhân chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi thường xuyên của Nhà trường, năm 2017 chiếm 50.2% trong tổng chi thường xuyên.
Trong 3 năm, chi thanh toán cá nhân có xu hướng tăng lên điều nay do Nhà nước điều chỉnh tăng lương, và do Nhà trường chủ trương thực hiện việc nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống của cán bộ viên chức. Thu nhập tăng thêm của Nhà trường tương đối cao, định mức theo hệ số 1: chia làm 4 mức. Mức 1: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ - Tỷ lệ không quá 50%, hệ số a = 0,875. Mức 2: Hoàn thành tốt nhiệm vụ - Tỷ lệ không khống chế, hệ số a = 0,85. Mức 3: Hoàn thành nhiệm vụ - Tỷ lệ không khống chế, hệ số a = 0,825. Mức 4: Không hoàn thành nhiệm vụ - Tỷ lệ không khống chế, hệ số a = 0.
Bảng 3.8: Tổng hợp thu nhập bình quân của CBVC
Chỉ tiêu Năm 2015 (Tr.đ) Năm 2016 (Tr.đ) Năm 2017 (Tr.đ) Tỷ lệ tăng 2016/2015 (lần) Tỷ lệ tăng 2017/2016 (lần) Thu nhập bình quân/năm 102.693 109.368 113.968 1.07 1.04
Nguồn: Báo cáo quyết toán thuế TNCN của Trường CĐSPTƯ
Qua bảng 3.8, ta thấy thu nhập bình quân của CBVC Nhà trường tương đối ổn định, thu nhập qua các năm đều tăng lên. Nhà trường luôn ưu tiên cho công tác chăm lo đời sống CBVC, ưu đãi đối với cán bộ, giảng viên có trình độ cao, ưu đãi CBVC đi học tập trong và ngoài nước….
- Nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn:
Nhìn vào bảng 3.7, ta thấy chi nghiệp vụ chuyên môn đã có những chuyển biến. Chi nghiệp vụ chuyên môn năm 2017 chiếm 24,3% trong tổng số chi sự nghiệp của Nhà trường. Khoản chi nghiệp vụ chuyên môn nhằm đáp ứng các phương tiện phục vụ việc giảng dạy, giúp cho giảng viên truyền đạt kiến thức một cách hiệu quả. Đặc biệt là tính chất đào tạo của Nhà trường là lĩnh vực sư phạm rất
cần sự sáng tạo trong công tác giảng dạy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sư phạm cho các tỉnh thành miền Bắc.
- Nhóm chi mua sắm, sửa chữa Tài sản cố định (TSCĐ):
Bảng 3.7 cho thấy chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ của Nhà trường tăng trong 3 năm. Năm 2017 kinh phí cho mua sắm, sửa chữa TSCĐ của trường là 14.912 triệu đồng, chiếm 15,1% trên tổng kinh phí chi thường xuyên Nhà trường.
Trường Cao đẳng Sư Phạm Trung ương có cơ sở vật chất được hình thành từ những năm 1988, nhiều khu giảng đường có kiến trúc và trang thiết bị từ lâu, bàn ghế ngồi cho sinh viên nhiều cái đã mục nát, hỏng…Chính vì vậy, trong những năm gần đây nhà trường đã đầu tư mạnh mẽ vào xây dựng. Đặc biệt, năm 2015 Nhà trường đã trích lập quỹ cơ quan hơn 20 tỷ đồng để tập trung xây dựng 2 tòa nhà làm phòng học, phòng nghiên cứu dành cho người điếc, phòng làm việc và phòng nghiên cứu cho Trung tâm Nghiên cứu thiết bị dạy học cho giáo dục mầm non và trẻ khuyết tật. Thêm vào đó, các phòng thí nghiệm, phòng thư viện, phòng học tiếng cũng trang bị những thiết bị tiên tiến với các máy tính cấu hình cao, chất lượng âm thanh đạt chuẩn quốc tế, thu viện rộng rãi đáp ứng đủ nhu cầu học tập và nghiên cứu của giảng viên và sinh viên trong trường. Nhiều đầu sách có giá trị được nhà trường mua về phục vụ bạn đọc….
- Nhóm các khoản chi khác:
Các khoản chi khác bao gồm chi cho công tác Đảng ở tổ chức Đảng cơ sở, chi kỷ niệm các ngày lễ lớn, chi bảo hiểm tài sản và phương tiện, chi thường xuyên khác và chi lập các quỹ của đơn vị. … cũng được đơn vị sử dụng tiết kiệm. Khoản chi này giảm nhẹ hàng năm từ gần 19% năm 2015 xuống còn 10,5% năm 2017. Đây là khoản chi cần tiết kiệm tối đa để tăng các khoản chi khác.
* Chi không thường xuyên
Nhìn vào bảng 3.6 ta thấy, các khoản chi không thường xuyên chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi, năm 2017 chiếm 0.6%, tương đương với 598 triệu đồng. Khoản chi không thường xuyên của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương chủ yếu là các khoản chi phục vụ đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ và kinh phí chi cho đào tạo theo diện hiệp định lưu học sinh Lào, Campuchia.
3.2.2.2. Nội dung quản lý các khoản chi tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương
* Lập dự toán các khoản chi:
Dự toán chi NSNN tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương và dự toán chi từ nguồn thu sự nghiệp được lập trên cơ sở nhiệm vụ được giao năm kế hoạch, chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu hiện hành của nhà nước, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Đồng thời, dựa vào số thực chi năm báo cáo của các nội dung chi. Căn cứ xác định mức chi cụ thể cho các nhiệm vụ chi như sau:
Dự toán các khoản chi thanh toán cho cá nhân được xác định trên cơ sở chính sách, chế độ quy định của nhà nước đối với cán bộ, giảng viên; tiêu chuẩn, định mức chi NSNN và quy chế chi tiêu nội bộ của trường và chính sách, chế độ đối với học sinh, sinh viên của Nhà nước. Chi thanh toán cho cá nhân đối với cán bộ giảng viên được xác định căn cứ vào mức chi cho một cán bộ giảng viên và số lượng cán bộ giảng viên dự kiến có mặt bình quân năm kế hoạch. Đối với chi học bổng của học sinh sinh viên được xác định dựa trên mức học bổng và số sinh viên được hưởng học bổng dự kiến ở từng mức năm kế hoạch.
Chi tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương của cán bộ viên chức thuộc biên chế được thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước. Tiền công của lao động hợp đồng thực hiện theo thoả thuận giữa trường với người lao động. Đối với cán bộ làm công tác quản lý và đào tạo hệ vừa làm vừa học, văn bằng 2, liên thông, liên kết đào tạo, tiền lương và các khoản thu nhập được hưởng theo mức quy định của nhà trường nhưng được thanh toán từ nguồn thu sự nghiệp.
Dự toán các khoản phụ cấp lương được xác định dựa trên số lượng cán bộ viên chức được hưởng phụ cấp bình quân năm kế hoạch nhân với số tháng được hưởng phụ cấp trong năm (12 tháng) nhân với mức phụ cấp mà cán bộ viên chức được hưởng. Mức phụ cấp và hệ số tính phụ cấp được quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Đối với các khoản tiền thưởng, phúc lợi tập thể, dự toán được xây dựng dựa trên những quy định cụ thể về mức thưởng, chế độ nghỉ phép, trợ cấp, … của quy chế chi tiêu nội bộ của trường.
Dự toán các khoản chi khác thuộc chi thanh toán cho cá nhân được xác định dựa trên cơ sở các quy định hiện hành của nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ của trường.
Chi nghiệp vụ chuyên môn được xác định dựa trên cơ sở nhiệm vụ được giao, định mức chi NSNN và quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của trường. Một số khoản chi thuộc chi hàng hoá, dịch vụ đơn vị thực hiện theo định mức khoán như điện thoại cố định, điện thoại di động, văn phòng phẩm, dụng cụ, vật tư văn phòng, công tác phí … dự toán được xác định dựa trên mức khoán và nhiệm vụ dự kiến năm kế hoạch. Dự toán các khoản chi khác thuộc chi về hàng hoá, dịch vụ được xác định dựa trên kế hoạch hoạt động và mức chi theo quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của trường.
Dự toán các khoản chi khác, chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ được xác định dự trên kế hoạch hoạt động năm kế hoạch, định mức chi tiêu hiện hành và các quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của trường.
Thời điểm lập dự toán chi năm tháng 8 hàng năm. Lập dự toán chi quý: Ngày 20 của tháng cuối quý. Điều chỉnh dự toán: tháng 10 hàng năm. Việc điều chỉnh dự toán chi tại trường được thực hiện khi có sự thay đổi dự toán thu, khi giá xây dựng của công trình xây dựng cơ bản thay đổi. Đặc biệt, đối với khoản chi cho con người (trong đó là chi lương, thu nhập) chiếm tỷ trọng cao nhất nên khi có sự thay đổi về mức lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước thì trường tiến hành làm thủ tục xin điều chỉnh lại dự toán và trình Bộ Giáo dục và Đào tạo.
* Chấp hành dự toán chi NSNN:
Trên cơ sở dự toán năm và dự toán quý được giao trong năm tài chính, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương thực hiện phân bổ dự toán cho các nhiệm vụ chi trong năm kế hoạch đối với từng nguồn kinh phí. Nhà trường chú trọng xây dựng quy định về nguyên tắc phân bổ kinh phí và sử dụng các nguồn kinh phí đáp ứng những nhiệm vụ trọng tâm và phù hợp với quy hoạch phát triển của Nhà trường. Cụ thể là:
+ Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp: Thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ của Trường và các quy định hiện hành của Nhà nước. Thời hạn chi thanh toán tiền lương, tiền công chậm nhất ngày 15 hàng tháng. Hàng quý, căn cứ
vào khối lượng công việc hoàn thành của cán bộ giảng viên, công nhân viên trong trường về mức độ công việc trường chi trả phần thu nhập tăng thêm.
Đối với phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, trưởng bộ môn căn cứ vào chức danh và nhiệm vụ được giao, năng lực, chất lượng công tác chuyên môn … của cán bộ giảng viên trong bộ môn, lập phương án thanh toán tiền thừa giờ theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, khuyến khích giảng viên có nhiều cống hiến, trình độ chuyên môn cao, được người học đánh giá đạt tỷ lệ cao trình trưởng khoa quyết định, sau đó nộp phòng đào tạo để kiểm tra, đối chiếu. Sau khi phòng đào tạo kiểm tra, đối chiếu, phòng kế hoạch tài chính làm thủ tục thanh toán cho giảng viên từ nguồn chi phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ.
Một số khoản thanh toán cho cá nhân thực hiện theo chế độ bồi dưỡng trực tiếp, dựa trên khối lượng công việc hoàn thành theo quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của trường như: xây dựng chương trình đào tạo, thẩm định chương trình đào tạo ngành mới mở, viết tài liệu, giáo trình, ra đề, coi thi, chấm thi….
+ Các khoản chi về hàng hoá, dịch vụ trong kế hoạch được chi theo số thực tế phát sinh. Một số khoản chi trường thực hiện khoán cho các đơn vị sử dụng như: chi phụ cấp công tác phí, công tác phí của các đơn vị đào tạo, cán bộ giảng viên đi công tác; định mức sử dụng điện thoại và internet, văn phòng phẩm, dụng cụ, vật tư phục vụ công tác chuyên môn,…. Phòng Kế hoạch - Tài chính thực hiện cấp kinh phí khoán cho đơn vị theo kế hoạch và tình hình cụ thể của mỗi đơn vị.
+ Các khoản chi mua sắm, sửa chữa tài sản thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước về định mức mua sắm, sửa chữa tài sản. Đơn vị sử dụng tài sản khi có nhu cầu mua sắm lập đơn đề nghị gửi Ban giám hiệu, sau khi có ý kiến đồng ý của Ban giám hiệu, phòng Quản trị thiết bị thực hiện mua sắm tài sản, thiết bị để trang bị cho đơn vị và thực hiện theo dõi, quản lý. Đối với các nhu cầu sửa chữa tài sản, sau khi được phòng Quản trị thiết bị kiểm tra, xác định mức độ cần sửa chữa sẽ thực hiện thuê sửa chữa và phòng kế hoạch tài chính thanh toán theo số thực tế phát sinh.
+ Đối với các khoản chi khác như: thanh toán cước phí điện thoại, dịch vụ công sở, điện nước, xăng dầu; văn phòng phẩm; chi khen thưởng phúc lợi tập thể; trích lập quỹ; chi cho hoạt động công tác Đảng, đoàn thể; chi các hoạt động khác
căn cứ vào Quyết định số 278/QĐ - CĐSPTƯ ngày 28 tháng 4 năm 2017 về việc ban hành quy chế chi tiêu nội bộ của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương.
* Quyết toán các khoản chi
Đây là quá trình kiểm tra, rà soát các số liệu đã được phản ánh sau một kỳ thực hiện chi theo dự toán để phân tích, đánh giá kết quả thực hiện. Trên cơ sở các số liệu báo cáo quyết toán có thể đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo của chính nhà trường, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đồng thời rút ra ưu, khuyết điểm của từng bộ phận trong quá trình quản lý, sử dụng kinh phí để làm cơ sở cho việc quản lý ở chu kỳ tiếp theo đặc biệt là làm cơ sở cho việc lập kế hoạch của năm sau.
Tình hình thực hiện chi NSNN tại trường ĐHHĐ năm 2008 - 2009 được thể hiện cụ thể qua bảng 3.9:
Bảng 3.9: Kết quả thực hiện chi thường xuyên tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Dự toán (triệu đồng) Thực hiện (triệu đồng) Thực hiện so với dự toán (%) Dự toán (triệu đồng) Thực hiện (triệu đồng) Thực hiện so với dự toán (%) Dự toán (triệu đồng) Thực hiện (triệu đồng) Thực hiện so với dự toán (%) Tổng chi thường xuyên 93.036 94.701 100,17 92.069 95.069 103.3 96.855 99.083 102,3
Chi thanh toán cá nhân 44.106 44.604 101 45.032 47.217 104.9 49.539 49.740 100,4 Chi nghiệp vụ chuyên môn 19.243 19.224 99,9 22.102 22.963 103,9 23.565 24.077 102,2 Chi mua sắm tài sản cố định 13.100 12.917 98,6 21.548 21.524 99,89 13.985 14.912 106,6
Chi khác 16.587 17.955 106,5 3.414 3.392 99,36 9.766 10.354 106
Từ số liệu bảng 3.9 ta thấy, chi thường xuyên tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương các năm 2015 - 2017 đều vượt dự toán được giao. Trong đó, năm 2017,