Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Sư phạm
4.2.4. Nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý và cán bộ tài chính của
cường giám sát nội bộ, công khai minh bạch tài chính trong nội bộ nhà trường.
(4) Tổ chức tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thanh tra, kiềm toán nội bộ về trình độ chuyên môn về nghiệp vụ quản lý kinh tế, nghiệp vụ tài chính kế toán và các chính sách chế độ hiện hành, công nghệ thông tin để nắm bắt kịp thời các chế độ chính sách của nhà nước.
Bên cạnh công tác kiểm tra kiểm soát từ nội bộ đơn vị, Nhà trường cần tích cực phối hợp thực hiện công tác kiểm tra từ chủ thể bên ngoài, bởi các cơ quan chức năng. Các khoản thu chi của đơn vị đều thực hiện qua Kho bạc Nhà nước.
Kho bạc Nhà nước thực hiện việc kiểm tra kiểm soát trong quá trình tập trung và sử dụng đối với các khoản kinh phí thuộc NSNN theo luật NSNN. Kho bạc chỉ cấp phát kinh phí khi các khoản chi có trong dự toán được duyệt, đúng chế độ tiêu chuẩn định mức chi NSNN do cơ quan có thẩm quyền quy định hoặc mức chi theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, khoản chi đó phải được hiệu trưởng quyết định chi. Kho bạc nhà nước có trách nhiệm tham gia với Bộ tài chính và các cơ quan thanh tra kiểm toán khác trong việc kiểm tra tình hình sử dụng NSNN và xác nhận số chi của đơn vị qua Kho bạc nhà nước.
4.2.4. Nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý và cán bộ tài chính của nhà trường nhà trường
Đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ cao, am hiểu về quản lý lao động, cơ sở vật chất và tài chính sẽ có những phương án bố trí, khai thác, sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhất. Từ đó, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị nói chung và hiệu quả hoạt động tài chính nói riêng.
Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tại Nhà trường được đề bạt, bổ nhiệm từ nhiều bộ phận, phòng ban chức năng và các khoa chuyên môn. Do đó, có những
hạn chế nhất định trong công tác quản lý lao động, cơ sở vật chất, đặc biệt là quản lý tài chính. Trong điều kiện quy mô của trường ngày càng mở rộng, các nhiệm vụ đào tạo, NCKH được giao ngày càng tăng, đòi hỏi cán bộ quản lý phải có những phương án bố trí, phân bổ nguồn lực hiệu quả nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trong từng thời kỳ cụ thể. Để thực hiện tốt giải pháp này đòi hỏi bản thân mỗi cán bộ quản lý trong đơn vị phải tự bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết của mình về quản lý lao động, cơ sở vật chất và tài chính. Đồng thời, trường cũng cần tạo điều kiện cho cán bộ quản lý chuyên trách tham gia các lớp tập huấn về chính sách, chế độ mới liên quan đến quản lý lao động, quản lý tài chính… để đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý đơn vị được giao.
- Đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý: Nhằm nắm bắt, cập nhật, hoàn thiện kiến thức quản lý về tài chính, nhân lực, nghiệp vụ chuyên môn… Để tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hiệu quả, phát huy tính tự chủ, sáng tạo của mỗi cá nhân, có kiến thức về tài chính để quản lý tài chính đơn vị đúng theo những quy định của Nhà nước, triển khai cơ chế tài chính mới hiệu quả. Những cán bộ quản lý chuyên môn thì phải được đào tạo kiến thức chuyên ngành.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài chính kế toán: Năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ tài chính, kế toán sẽ quyết định chất lượng, hiệu quả của công tác hạch toán kế toán và quản lý tài chính. Vì vậy nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tài chính, kế toán là yêu cầu khách quan đối với bất kỳ một đơn vị nào trước yêu cầu của cơ chế tài chính mới, và cũng là vấn đề quan trọng của Trường. Trong cơ chế mới đòi hỏi cán bộ làm công tác tài chính kế toán phải nắm bắt cập nhật, hoàn thiện kiến thức tài chính kế toán, áp dụng chính xác, có hiệu quả cơ chế quản lý tài chính, kế toán mới của Nhà nước phù hợp với hoạt động thực tiễn của đơn vị, linh hoạt, năng động xử lý các vấn đề về tài chính đảm bảo sự vận hành bộ máy của đơn vị có kết quả tốt, đồng thời tham mưu cho thủ trưởng đơn vị, cung cấp thông tin tài chính chính xác cho Thủ trưởng đơn vị để ra quyết định về phương hướng hoạt động của đơn vị. Để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tài chính kế toán cần:
+ Tạo điều kiện để cán bộ phòng Tài chính-Kế toán theo học các lớp tập huấn, bồi dưỡng chế độ, chính sách mới về quản lý tài chính, đặc biệt là các văn bản
về tự chủ tài chính giúp cán bộ tài chính cập nhật và nghiên cứu thực hiện đúng, hiệu quả các văn bản quản lý của Nhà nước.
+ Đào tạo, bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ cho cán bộ tài chính kế toán nhằm phục vụ tốt công tác chuyên môn và hội nhập quốc tế.
+ Hỗ trợ kinh phí, điều kiện học tập để cán bộ kế toán theo học các lớp nghiệp vụ, các khóa học cung cấp chứng chỉ kiểm toán trong nước và quốc tế.