Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý tài chính tại trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 34)

5. Bố cục của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài, tác giả thực hiện thu thập nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp.

* Thu thập thông tin thứ cấp

Thu thập thông tin thứ cấp được chọn lọc và tổng hợp từ các tài liệu: Thông tư, Nghị định của Chính phủ, của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Tài chính,... thông tin dựa trên cơ sở tham khảo các văn bản, sách báo, tạp chí chuyên ngành; các Báo cáo tài chính, báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, các văn bản quản lý của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương trong giai đoạn 2015 - 2017.

* Thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp được thu thập từ phiếu điều tra thực tế tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương năm 2018.

Đối tượng khảo sát: người học tham gia NCKH, cán bộ quản lý, giảng viên và chuyên viên các phòng ban Nhà trường.

Nội dung khảo sát lấy ý kiến cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên bao gồm: Công tác lập kế hoạch tài chính và quản lý tài chính; Công tác phân bổ tài chính; Việc sử dụng tài chính trong Nhà trường; Đánh giá chung về công tác tài chính của Nhà trường; Ý kiến khác (câu hỏi mở).

Nội dung khảo sát lấy ý kiến người học: Chỉ khảo sát người học về công tác tài chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Mục đích khảo sát: Để đánh giá hiệu quả công tác quản lý tài chính và mức độ đáp ứng của tài chính cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của Nhà trường.

Quy mô mẫu khảo sát:

Tổng số cán bộ, viên chức của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương năm 2017 là: 320 người. Quy mô mẫu sẽ được tính theo công thức sau (Fely David, 2005)

n = NZ 2 p(1  p) = 320 (1.96) 2 (0.5)(1  0.5) = 174,57 Nd 2 Z 2 p(1 p) 320 (0.05)2  (1.96)2 (0.5)(1  0.5) n = Quy mô mẫu mong muốn

Z= Độ lệch chuẩn, mức 1.96, tương ứng với mức 95% độ tin cậy

p = Phần tổng thể mục tiêu được đánh giá là có những đặc điểm chung cụ thể, thường mức 50% (0.5)

d = độ chính xác kỳ vọng, thường để ở mức 0.05 Số lượng mẫu khảo sát:

+ Đối với cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên Nhà trường: tổng số phiếu phát ra 180 phiếu.

+ Đối với người học tham gia NCKH: Tổng sổ phiếu phát ra 50 phiếu.

- Tiêu chí chọn mẫu: Mẫu được chọn ngẫu nhiên từ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên, và sinh viên của Nhà trường.

Thống kê về đối tượng tham gia đánh giá:

Đối tượng tham gia đánh giá Số lượng Phần trăm

Cán bộ quản lý 23 12.8%

Giảng viên 76 42.2%

Chuyên viên 43 23.9%

Sinh viên 38 21.1%

Tổng 180

Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau: 1- Hoàn toàn không đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Phân vân, 4- Đồng ý và 5- Hoàn toàn đồng ý.

Thang đo Khoảng đo Mức đánh giá 5 4,21 - 5,00 Rất tốt 4 3,41- 4,20 Tốt 3 2,61 - 3,40 Trung bình 2 1,80 - 2,60 Kém 1 1,00 - 1,79 Rất kém 2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Đề tài sử dụng các số liệu thu - chi tài chính từ hai nguồn đó là nguồn kinh phí do NSNN cấp và nguồn kinh phí thu sự nghiệp qua các năm 2015 - 2017, để xử lý và hệ thống các số liệu này thành các chỉ tiêu tương đối và chỉ tiêu tuyệt đối. Qua đó đưa ra những biện pháp hoàn thiện công tác tài chính một cách hiệu quả và khoa học.

Các số liệu thu thập được đưa vào máy tính, dùng phần mềm EXCEL để tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu cần thiết.

2.2.3. Phương pháp phân tích

Số liệu này được thu thập, phân tích, đánh giá trên cơ sở các quy định của nhà nước về công tác quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp nói chung và đơn vị sự nghiệp có thu nói riêng. Cụ thể các phương pháp phân tích thông tin sau:

* Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau đế phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Thống kê mô tả được sử dụng đế mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau.

* Phương pháp so sánh

Trên cơ sở các số liệu thu thập được, tác giả sử dụng các phương pháp miêu tả, so sánh đối chiếu nhằm đánh giá thực trạng và tác động của công tác quản lý tài chính đối với hoạt động của đơn vị.

Phương pháp so sánh: được sử dụng để so sánh nhằm xác định sự thay đổi về: Quy mô đào tạo các hệ trong từng năm; Nguồn thu tài chính, nguồn kinh phí

hoạt động, chênh lệch thu chi. Từ đó đánh giá vấn đề của công tác quản lý tài chính và quá trình phát triển của nhà trường qua các năm.

Điều kiện so sánh: Cần quan tâm tới điều kiện thời gian và không gian.

Khi so sánh theo thời gian, nhà phân tích so sánh kỳ hiện tại với kỳ trước để nhận biết xu hướng thay đổi tình hình tài chính của đơn vị. Các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán, phải thống nhất trên 3 mặt:

+ Phải cùng phản ánh một nội dung kinh tế phản ánh chỉ tiêu. + Phải cùng một phương pháp tính toán chỉ tiêu.

+ Phải cùng một đơn vị tính.

Khi so sánh theo không gian tức là so sánh với mức trung bình của ngành để đánh giá được vị thế của đơn vị trong ngành.

Các hình thức so sánh:

+ So sánh theo chiều dọc (phân tích theo chiều dọc): nhằm đánh giá quan hệ kết cấu và biến động kết cấu của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính.

+ So sánh theo chiều ngang (phân tích theo chiều ngang): nhằm đánh giá biến động theo thời gian và nhận biết xu thế của các biến động của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính.

+ So sánh và xác định xu hướng và tính liên hệ của các chỉ tiêu: các chỉ tiêu riêng biệt hay chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung, và chúng có thể được xem xét nhiều kỳ (từ 3 đến 5 năm) để cho ta thấy xu hướng phát triển của các xu hướng nghiên cứu.

Kết quả phân tích thường được thể hiện bằng số tuyệt đối, số tương đối hay số bình quân.

+ Số tuyệt đối phản ánh về mặt quy mô hay số lượng của chỉ tiêu phân tích giữa các kỳ phân tích.

+ Số tương đối phản ánh kết cấu và sự thay đổi về kết cấu hoặc tốc độ biến động của các chỉ tiêu phân tích giữa các kỳ phân tích.

+ Số bình quân phản ánh giá trị đại diện trong một thời kỳ của một chỉ tiêu. Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh số thu, chi từ nguồn NSNN, nguồn kinh phí hoạt động sự nghiệp, so sánh kết quả hoạt động tài chính giữa các năm của đơn vị. Từ đó để đánh giá, phân tích được thực trạng thu, chi, quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí hàng năm và giữa các năm.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Thu NSNN và thu sự nghiệp qua các năm

Chỉ tiêu này phản ánh nguồn lực tài chính của Nhà trường qua các năm. Chỉ tiêu này là chênh lệch về số tuyệt đối và tương đối giữa nguồn kinh phí thu được năm sau so với năm trước.

Số tương đối = Số thu năm t - Số thu năm (t-1) Số thu năm (t-1)

Số tuyệt đối = Số thu năm t - Số thu năm (t-1)

2.3.2. Cơ cấu nguồn thu

Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng % giữa nguồn thu của Ngân sách Nhà nước cấp, thu sự nghiệp so với tổng thu.

Tỷ trọng nguồn thu NSNN so với tổng thu = Số thu NSNN x 100 Tổng thu Tỷ trọng nguồn thu sự

nghiệp so với tổng thu =

Số thu sự nghiệp

x 100 Tổng thu

2.3.3. Tỷ lệ hoàn thành dự toán thu

Chỉ tiêu tương đối này cho biết tỷ lệ % giữa số thực thu của các nguồn kinh phí so với dự toán thu của từng nguồn kinh phí:

Tỷ lệ hoàn thành dự

toán thu =

Số thực thu năm t

x 100 Dự toán thu năm t

2.3.4. Cơ cấu chi

Đây là chỉ tiêu tương đối phản ánh thành phần và tỷ trọng của các khoản mục chi cho thanh toán cá nhân, chuyên môn nghiệp vụ, mua sắm sửa chữa tài sản, nghiên cứu khoa học,... qua các năm. Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng (%) giữa các nội dung chi.

Tỷ trọng các nội dung

chi so với tổng chi =

Các nội dung chi

x 100 Tổng chi

2.3.5. Tỷ lệ tiết kiệm chi

Tổng chi của Nhà trường qua các năm là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh quy mô chi của trường. Mức chi cần được thực hiện nghiêm túc đúng theo các quy định của

Nhà nước, Quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà trường, đồng thời vẫn đảm bảo nâng cao chất lượng giáo đào tạo và nâng cao thu nhập cho cán bộ, giáo viên.

Chỉ tiêu này là cho biết tỷ lệ tiết kiệm chi (tỷ lệ %) giữa tổng chi năm t+1 so với tổng chi năm t.

Tỷ lệ tiết kiệm chi = Tổng chi năm t+1

x 100 Tổng chi năm t

2.3.6. Tỷ lệ tăng thu nhập cho cán bộ, giảng viên

Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ tăng thu nhập bình quân năm t+1 so thu nhập bình quân năm t của cán bộ, giảng viên (CBGV) Nhà trường.

Tỷ lệ tăng thu nhập bình quân cho CBGV =

Mức thu nhập bình quân của CBGV năm t+1 Mức thu nhập bình quân của CBGV năm t

2.3.7. Tỷ trọng đầu tư cơ sở vật chất trong tổng chi

Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng đầu tư trang thiết bị trong tổng chi của Nhà trường. Tỷ trọng đầu tư cơ sở

vật chất =

Tổng đầu tư cơ sở vật chất năm t+1

x 100 Tổng chi năm t+1

2.3.8. Tỷ trọng đầu tư quỹ học bổng cho sinh viên

Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng đầu tư quỹ học bổng khuyến khích học tập (KKHT) cho sinh viên so với tổng thu học phí hệ đại học chính quy của Nhà trường có đạt 8% theo quy định của Nhà nước.

Tỷ trọng đầu tư quỹ học

bổng KKHT =

Tổng chi học bổng KKHT năm t+1

x 100 Tổng thu học phí hệ đại học chính quy

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG

3.1. Tổng quan về trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Năm 1988, Theo Nghị định 93/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Trường Cao đẳng Sư phạm Nhà trẻ - Mẫu giáo Trung ương I được thành lập trên cơ sở hợp nhất của hai Trường Sư phạm Mẫu giáo TW Hà Nam (1964 - 1988) và Trường Trung cấp nuôi dạy trẻ TW (1972 - 1988). Cuối năm 2005 Nhà trường đã xây dựng Đề án đổi tên Trường và ngày 26/01/2006 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định số 509/QĐ-BGD&ĐT đổi tên Trường thành Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương. [16]

Trong những năm đầu thành lập, trường đào tạo hàng nghìn giáo viên Nhà trẻ, Mẫu giáo, đóng góp to lớn cho việc xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên bậc Mầm non nước nhà. Từ năm học 2003 - 2004, xuất phát từ nhu cầu của xã hội và tiềm lực của Nhà trường, được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà trường đã dần chuyển thành Trường đào tạo đa ngành bằng việc mở thêm nhiều ngành đào tạo mới như Sư phạm âm nhạc, Giáo dục Đặc biệt, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục công dân, Sư phạm Công nghệ, Thông tin - Thư viện, Tin học, Công tác xã hội, Văn thư lưu trữ, Quản trị văn phòng, Thư ký văn phòng.... Và đến nay Nhà trường đã có 20 ngành đào tạo cả trình độ Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp. Những năm gần đây, do các mã ngành đào tạo tăng lên cùng với uy tín của Nhà trường nên lượng thí sinh đăng ký thi vào Trường ngày càng đông và quy mô đào tạo của Trường ngày càng mở rộng. Hàng năm, Nhà trường tuyển sinh gần 5000 thí sinh cho các hệ Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp. Việc xây dựng chương trình đào tạo cũng luôn được chú trọng và chỉ đạo triển khai có hiệu quả. Đến nay, chương trình khung và chương trình chi tiết của các ngành đào tạo đều đã được hoàn thành, trong đó có chương trình đào tạo ngành Giáo dục Mầm non và Giáo dục Đặc biệt trình độ Cao đẳng đã được Bộ trưởng phê chuẩn dùng cho các trường đào tạo Giáo viên Mầm non trong cả nước. [16]

Ngoài việc thực hiện tốt công tác đào tạo hệ Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp tại Trường và tại các cơ sở liên kết, những năm qua Nhà trường đã và đang hợp tác với một số Trường Đại học để mở các lớp đào tạo liên thông lên đại học cho các ngành Giáo dục Mầm non, Quản lý giáo dục, Giáo dục công dân, Sư phạm âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật v.v...

Bên cạnh việc mở rộng quy mô đào tạo, đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương còn đẩy mạnh công tác Nghiên cứu khoa học và Hợp tác Quốc tế, xem đây là những kênh quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo và uy tín của Nhà trường. Nhà trường đã mở rộng quan hệ với nhiều nước như Singapore, Đan Mạch, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Hà Lan, Lào..., nhiều tổ chức quốc tế như VSO (Anh), SIF (Singapore), Uỷ ban II Hà Lan, Plan International, Nipon Foundation,... Đồng thời thường xuyên có sự trao đổi, giao lưu, học tập lẫn nhau và mời chuyên gia giảng dạy cho sinh viên một số ngành như Giáo dục Mầm non, Giáo dục Đặc biệt...

Để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, đội ngũ cán bộ giảng dạy của Nhà trường ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Đến nay, tổng số cán bộ của Trường là 574 (Kể cả ba Trường Mầm non thực hành), trong đó có: TS:13; Ths: 188; Giảng viên chính: 24; Giảng viên có trình độ đại học: 42/206; NCS: 18; Cao học: 20. [16]

Ngành nghề được mở rộng, thích ứng với nhu cầu của xã hội, không ngừng đổi mới đào tạo, với đội ngũ cán bộ ngày càng vững mạnh về chuyên môn nghiệp vụ, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và hợp tác Quốc tế để hoàn thiện chất lượng, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương đã tạo được sức hấp dẫn với người học và trở thành địa chỉ đáng tin cậy có nhiều đóng góp to lớn trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ, giáo viên, đặc biệt là Giáo viên Mầm non. Với thành tích to lớn, rất đáng tự hào mà các thế hệ cán bộ viên chức và sinh viên Nhà trường đã đạt được, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương đã vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất do Nhà nước trao tặng.

3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ * Chức năng: * Chức năng:

Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực giáo viên có

trình độ cao đẳng và trình độ thấp hơn về các ngành được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép; nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu xã hội, hội nhập quốc tế.

* Nhiệm vụ chính của trường bao gồm:

- Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên có trình độ cao đẳng cho Giáo dục Mầm non và các Trường chuyên biệt.

- Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn một số chuyên ngành khác: Nghệ thuật, Nhân văn, Thông tin - Thư viện, Dịch vụ xã hội, Quản lý giáo dục.

- Nghiên cứu khoa học phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý tài chính tại trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)