Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương
Trung ương
3.4.1. Những kết quả đạt được
Đứng trên khía cạnh quản lý tài chính, Nhà trường đã đạt được một số những thành công sau:
Thứ nhất, công tác quản lý nguồn thu. Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2015 - 2017. Đây là nguồn kinh phí đặc biệt quan trọng cho phép Nhà trường duy trì hoạt động, nâng cao đồi sống vật chất tinh thần cho CBVC, đầu tư cơ sở vật chất. Nguồn thu này, cho phép Nhà trường từng bước thực hiện tự chủ tài chính trong điều kiện tỷ trọng nguồn thu từ NSNN giảm xuống. Trong nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, nguồn thu từ học phí các trường mầm non và trung tâm chiếm quy mô lớn và tỷ trọng cao. Cho thấy hoạt động đầu tư rất đúng hướng và hiệu quả của Nhà trường, vừa tạo ra nguồn thu cho Nhà trường, vừa tạo ra địa điểm thực hành cho sinh viên và vừa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Thứ hai, đối với công tác lập dự toán thu. Căn cứ thực hiện lập dự toán dựa trên cơ sở các định mức thu chặt chẽ theo các quy định hiện hành của Nhà nước,
của trường. Dự toán thu từ NSNN cấp được giao trên cơ sở chỉ tiêu biên chế, quy mô tuyển sinh và nhiệm vụ hàng năm của Nhà trường.
Công tác lập và giao dự toán còn chậm so với thời gian quy định. Khi xây dựng dự toán chưa chú trọng đến phân tích, đánh giá cơ cấu các khoản thu để làm căn cứ lập dự toán thu. Chất lượng công tác lập dự toán chưa cao, còn thiếu tính dự báo. Vì vậy trong quá trình thực hiện do yêu cầu nhiệm vụ, chức năng của trường có phát sinh thêm các khoản chi phí so với dự toán được giao. Cuối năm đơn vị quản lý tài chính thường phải đề nghị bổ sung và điều chỉnh dự toán.
Thứ ba, đối với công tác quản lý chi. Tổng chi có xu hướng tăng lên, các khoản chi cho chuyên môn nghiệp vụ, chi mua sắm TSCĐ cao và chiếm tỷ trọng ổn định sẽ tăng cường cơ sở vật chất, nhằm nâng cao chất lượng trong công tác đào tạo, nâng cao chất lượng của Nhà trường. Cơ cấu phân bổ chi phí thường xuyên dần hoàn thiện chú trọng đến nhóm chi ưu tiên: chi cho con người, chi cho nghiệp vụ chuyên môn thay vì cho các khoản chi khác.
Thứ tư, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Trong thời gian qua, công tác quản lý tài chính của Nhà trường đạt hiệu quả trong việc ổn định nguồn thu và tiết kiệm chi tiêu khi Nhà nước thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 và Nghị định 16/2015/NĐ- CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ. Nhà trường đã được quyền quyết định các mức chi cá nhân, chi chuyên môn nghiệp vụ cao hơn mức chi do Nhà nước quy định; được chi thu nhập tăng thêm theo kết quả hoạt động tài chính của đơn vị. Các Nghị định cũng cho phép Nhà trường tự quyết định trong việc chi trả cho người lao động theo hiệu quả công việc. Việc trao quyền tự chủ giúp trường từng bước mở rộng hoạt động, chủ động khai thác nguồn lực tài chính đặc biệt là nguồn tài chính ngoài NSNN để chi cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu.
Cơ chế tự chủ tạo điều kiện cho Nhà trường thực hiện việc kiểm soát chi tiêu nội bộ, phát huy tính dân chủ, chủ động và sáng tạo của cán bộ viên chức, nâng cao năng lực quản lý, bước đầu rà soát lại chức năng nhiệm vụ của đơn vị, từng bước giảm sự can thiệp của cơ quan quản lý cấp trên.
Phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm để thực hiện quản lý tài chính đạt hiệu quả đối với thu từ NSNN và thu từ hoạt động sự nghiệp. Tuy trong giai đoạn khó khăn về tuyển sinh nhưng Nhà trường vẫn đảm bảo nguồn thu sự nghiệp, sử dụng tốt các nguồn lực tài chính để phục vụ hiệu quả cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, góp phần tích cực trong việc đảm bảo hoạt động cho đơn vị.
Thứ năm, về cơ cấu bộ máy quản lý tài chính theo hướng gọn nhẹ và hoạt động hiệu quả. Phòng Tài chính - Kế toán luôn được sự quan tâm, sự chỉ đạo kịp thời của Ban giám hiệu, sự phối hợp chặt chẽ của Phòng, Khoa, Trung tấm, Tổ bộ môn. Bộ máy kế toán hiện nay là gọn nhẹ, công việc bố trí linh hoạt, dễ thực hiện, dễ kiểm soát với nguồn nhân sự khá đồng đều và được bố trí khá phù họp với năng lực và trình độ. Kết hợp bố trí lao động hợp lý có khoa học đồng thời tăng cường ý thức, trách nhiệm trong công việc và phong cách làm việc của người đứng đầu đơn vị cho đến từng cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên.
3.4.2. Những tồn tại
Ngoài một số kết quả đạt được ban đầu, việc triển khai thực hiện còn gặp một số khó khăn, tồn tại.
Thứ nhất, về bộ máy quản lý tài chính. Việc kiểm tra, kiểm soát còn hạn chế, các nghiệp vụ phát sinh không được quản lý một các đầy đủ. Hàng năm, quyết toán ngân sách có thực hiện công khai đối với cán bộ, giảng viên trong trường nhưng khi xây dựng dự toán lại chưa công khai trong quá trình xây dựng và việc phối hợp giữa các phòng, ban trong trường để xây dựng chưa thật sự chặt chẽ. Vì vậy, kế toán tại đơn vị chưa phát huy hết vai trò kiểm soát hoạt động tài chính của đơn vị. Khi lãnh đạo trường cần các thông tin liên quan đến vấn đề tài chính thì các bộ phận quản lý xử lý đôi lúc khá chậm và lúng túng.
Thứ hai, phương thức quản lý tài chính tại trường. Chưa thực sự thống nhất giữa việc lập dự toán, thực hiện dự toán và quá trình quyết toán còn thực hiện sơ sài, chưa chi tiết đối với các mục chi, khoản chi, nhất là đối với khoản chi khác chiếm tỷ trọng khá lớn hàng năm nhưng không chi tiết khoản chi này. Tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính của trường chưa phát huy hết vai trò. Chưa thúc đây các đơn vị khác trực thuộc như Phòng, Khoa, Tổ bộ môn tự chủ tài chính. Mặc
dù, có sự chủ động trong việc đưa ra các định mức chi tiêu nội bộ trong việc tự chủ tài chính của mình nhưng trường chưa đưa ra định mức giới hạn lớn nhất, nhỏ nhất cho thực sự phù họp với nguồn tài chính của trường mà chủ yếu là khoán chi và dựa vào các định mức của Nhà nước quy định và tiến hành áp dụng đó.
Thứ ba, đối với công tác lập dự toán thu. Công tác lập dự toán thu còn hạn chế dẫn đến vẫn còn sự chênh lệch lớn giữa dự toán thu và thực hiện qua các năm. Số thu thực hiện đều lớn hơn số dự toán hàng năm. Đặc biệt là số thu từ các nguồn thu học phí từ các trường mầm non và trung tâm có sự chênh lệch lớn so giữa thực hiện và dự toán. Cho thấy, việc đánh giá nhu cầu, tích cực khai thác các dịch vụ gia tăng là chưa đầy đủ.
Thứ tư, đối với công tác quản lý chi.
+ Cơ cấu chi thường xuyên chiếm tỷ trọng rất lớn (trên 99%). Do đó, phần tích lũy sẽ suy giảm, hạn chế hoạt động đầu tư của Nhà trường.
+ Các khoản chi không thường xuyên chiếm tỷ trọng nhỏ, và chủ yếu cho hoạt động khoa học và công nghệ. Cho thấy Nhà trường chưa thực sự chú trọng công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực giáo dục mầm non.
Thứ năm, công tác kiểm tra nội bộ chưa được tiến hành thường xuyên, hiệu quả chưa cao. Hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ về công tác kế toán của Nhà trường chưa được tiến hành thường xuyên, các thành viên làm công tác kiểm tra, kiểm toán thường là cán bộ quản lý và giảng viên làm công tác kiêm nhiệm nên hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ do đó việc kiểm tra quá trình thu chi, phân phối chênh lệch hàng năm cũng như quản lý tài sản của trường chủ yếu mang nặng tính hình thức và đạt hiệu quả chưa cao.
3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại
Một là, quyền tự chủ của Nhà trường còn hạn chế. Hiện nay, các trường đại học công lập được trao quyền tự chủ rất lớn về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính tuy nhiên quyền tự chủ về chuyên môn, tài chính của trường vẫn còn hạn chế. Nhà trường được tự chủ về mức chi, có thể xây dựng định mức chi tiêu cao hơn hoặc thấp hơn định mức chi do nhà nước quy định nhưng chưa được tự
chủ về nguồn thu, mức thu như việc xác định mức học phí, học phí các trường thấp và bị khống chế bởi mức trần đây là yếu tố gây khó khăn cho các trường trong việc đảm bảo nhu cầu chi tiêu và nâng cao chất lượng đào tạo.
Hai là, mặc dù Trường đã thực hiện đủ quy trình công tác quản lý thu song vẫn chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong trường như phòng quản lí đào tạo, phòng công tác sinh viên, các khoa chuyên môn, các trung tâm, việc lập dự toán vẫn do phòng Kế hoạch - Tài chính lập. Do vậy, các thông tin để xây dựng dự toán còn thiếu dẫn đến khâu lập dự toán vẫn có nguồn thừa, nguồn thiếu.
Ba là, bộ máy quản lý tài chính chậm cải tiến và hoạt động kiểm tra chưa được tiến hành thường xuyên, hiệu quả thấp; nhà trường chưa lựa chọn được mô hình quản lý tài chính phù hợp để định hướng hoạt động tài chính theo các chỉ tiêu hoạt động. Hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ các trường chưa được tiến hành thường xuyên, các thành viên làm công tác kiểm tra, kiểm toán thường là cán bộ quản lý và giảng viên làm công tác kiêm nhiệm nên hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ do đó việc kiểm tra quá trình thu chi, phân phối chênh lệch của các trường chủ yếu mang nặng tính hình thức và hiệu quả thấp.
Bốn là, về cơ chế phân cấp quản lý tài chính hiện nay thì quản lý tài chính gần như chỉ bó hẹp tại phòng Tài chính - Kế toán nên có khi còn mang tính chủ quan, chưa phát huy được tính công khai, minh bạch rõ rệt trong quản lý tài chính. Việc tập huấn cho cán bộ tài chính thực hiện quản lý tài chính trên hệ thống máy tính chưa được thường xuyên.
Chương 4
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI