Hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát quản lý tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý tài chính tại trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 96 - 98)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Sư phạm

4.2.3. Hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát quản lý tài chính

* Cơ sở đề ra giải pháp

Công tác kiểm tra nội bộ của Nhà trường chưa được tiến hành thường xuyên, hiệu quả chưa cao. Hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ về công tác kế toán của Nhà trường chưa được tiến hành thường xuyên, các thành viên làm công tác kiểm tra, kiểm toán thường là cán bộ quản lý và giảng viên làm công tác kiêm nhiệm nên hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ do đó việc kiểm tra quá trình thu chi, phân phối chênh lệch hàng năm cũng như quản lý tài sản của trường chủ yếu mang nặng tính hình thức và đạt hiệu quả chưa cao.

* Định hướng đề ra giải pháp

Khắc phục được các sai sót trong quá trình hạch toán, kế toán, hoàn thiện các quá trình quản lý, tổ chức thông tin, phục vụ có hiệu quả cho các đối tượng xử lý thông tin kế toán.

* Nội dung của giải pháp

Để đảm bảo công tác quản lý tài chính được tốt thì vấn đề kiểm tra, kiểm soát tài chính trong đơn vị là rất cần thiết.Việc kiểm tra, kiểm soát tài chính phải được thực hiện từ bên trong và bên ngoài đơn vị.

(1) Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

Biện pháp tốt nhất để kiểm soát các khoản chi tiêu trong đơn vị đó là kiểm soát qua quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Quy chế chi tiêu nội bộ là khung pháp lý cho công tác chi tiêu trong đơn vị và là căn cứ để giám sát trở lại đối với các hoạt động thu chi tài chính trong đơn vị. Mọi khoản chi tiêu thường xuyên trong đơn vị đều được chi tiết cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ. Việc chi sai quy chế chi tiêu nội bộ sẽ được cán bộ, giảng viên trong trường phản hồi. Có thể nói việc kiểm soát qua quy chế chi tiêu nội bộ là kiểm soát mang tính dân chủ nhất. Tuy nhiên để thực hiện được giải pháp này đòi hỏi quy chế chi tiêu nội bộ phải được xây dựng trên tinh thần công khai, dân chủ, và đảm bảo hài hoà lợi ích giữa các cán bộ giảng viên trong đơn vị.

Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ của Trường cần xây dựng định mức cụ thể cho một số lĩnh vực như định mức giờ nghiên cứu khoa học, hội đồng tuyển sinh, hội động tốt nghiệp bảng lương cụ thể làm mất công bằng trong nhiều vấn đề nhất là vấn đề thu nhập giữa các phòng, khoa trong nội bộ nhà trường. Đối với các khoản thu từ giảng dạy, phục vụ kỳ thi không thường xuyên, cần xây dựng định mức chung cho toàn thể các kỳ. Không thức hiện lập dự toán xây dựng mức chi cho mỗi lớp.

(2) Bộ phận kế toán thường xuyên thực hiện việc kiểm tra đối chiếu các chứng từ kế toán đảm bảo khớp về số liệu và nội dung chi.

Thực hiện việc công khai tài chính trong đơn vị cũng là một trong những giải pháp để tăng cường công tác kiểm tra và kiểm soát tài chính của nhà trường. Việc

thực hiện công khai tài chính là biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, giảng viên trong đơn vị, trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng kinh phí, tài sản của nhà nước một cách khách quan, kịp thời phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính, đảm bảo việc sử dụng kinh phí có hiệu quả, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

(3) Phổ biến nguyên tắc quản lý tài chính, quy trình chế độ thanh quyết toán,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý tài chính tại trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)