Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Sư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý tài chính tại trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 79 - 82)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Sư

phạm Trung ương

3.3.1. Nhóm nhân tố khách quan

- Các chính sách của Nhà nước

+ Chính sách miễn giảm học phí cho sinh viên ngành sư phạm: Theo quy định hiện hành, sinh viên sư phạm không phải đóng học phí, kinh phí thực hiện chính sách không thu học phí sư phạm được ngân sách cấp bù cùng với kinh phí chi thường xuyên của cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, chính sách này đã tồn tại một số hạn chế, bất cập như học sinh ra trường không làm đúng ngành giáo dục, dẫn đến chính sách hỗ trợ của nhà nước không hiệu quả; đồng thời chính sách này không còn phù hợp với xu hướng tự chủ hiện nay của các trường đại học nói chung và các trường sư phạm nói riêng, không thúc đẩy các trường sư phạm tích cực, chủ động khai thác nguồn thu để tăng cường cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đào tạo do phụ thuộc tâm lý chờ đợi ngân sách bao cấp, cấp bù học phí sư phạm. Như vậy, chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm đã không còn phù hợp với bối cảnh mới, ảnh hưởng lớn đến quá trình tự chủ của các trường sư phạm.

+ Chính sách tín dụng đối với sinh viên sư phạm: Áp dụng chính sách tín dụng theo hướng cho phép sinh viên sư phạm vay học phí và các khoản chi phí khác

trong quá trình học tập được đánh giá là một giải pháp hợp lý trong điều kiện hiện nay. Tín dụng sinh viên sư phạm kèm theo điều kiện không phải hoàn trả các khoản vay mượn nếu làm việc cho ngành giáo dục trong khoảng thời gian ít nhất bằng thời gian đào tạo. Những sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp không nhận làm việc trong ngành giáo dục sẽ phải hoàn trả kinh phí được mượn. Tuy nhiên, Chính phủ cần phải cam kết sử dụng sinh viên ngành sư phạm chứ không thể để họ "tự bơi trong bể tìm kiếm việc làm" như hiện nay. Điều này có thể thực hiện được nếu Bộ GD-ĐT cùng các địa phương làm tốt công tác dự báo nhu cầu sử dụng nhân lực ngành giáo dục cho địa phương mình trong vòng 10-15 năm. Bộ GD-ĐT căn cứ nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực dự báo sẽ cho phép các trường sư phạm tuyển sinh, đồng thời Chính phủ có chính sách sử dụng sinh viên sau tốt nghiệp (chẳng hạn như phân công sinh viên sau tốt nghiệp.

- Cơ chế quản lý tài chính

Hiện nay, việc quản lý tài chính tại các trường ĐHCL đang được thực hiện theo quy định của Nghị định 16/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/2/2015 của Chính phủ thay thế Nghị định số 43/2006/NĐ-CP về quy định cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị quyết 77/NQ-CP, ngày 24/10/2014 của Chính phủ về việc thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục công lập, giai đoạn 2014- 2017. Nhà nước đã xác định tự chủ đại học là xu hướng tất yếu và các trường ĐHCL buộc phải thích nghi với môi trường hoạt động mới: Đào tạo gắn với nhu cầu xã hội. Cơ chế tự chủ tài chính cho phép các trường ĐHCL tự xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, đây là căn cứ pháp lý để điều hành, quyết toán kinh phí và kiểm soát chi trong các trường ĐHCL nhưng đồng thời, phải chịu nhiều áp lực cạnh tranh vốn có của nền kinh tế thị trường.

Cơ chế quản lý tài chính của ĐHCL đứng trước hai thách thức. Thứ nhất là sự giới hạn về ngân sách và thứ hai là nhu cầu ngày càng cao từ phía người học. Việc nâng cao chất lượng cơ sở vật chất và bài giảng cũng như các dịch vụ giáo dục khác buộc ĐHCL phải đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng. Đầu tư cơ sở hạ tầng cần nhu cầu nguồn vốn lớn, điều này rất khó khăn đối với ĐHCL trong điều kiện ràng buộc ngân sách chặt chẽ. Những quy trình, thủ tục nhà nước về huy động và sử dụng

nguồn vốn từ NSNN trong phát triển ĐHCL nếu thông thoáng và cởi mở sẽ thúc đẩy ĐHCL phát triển, ngược lại sẽ kìm hãm hệ thống này mở rộng.

3.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan

- Đặc điểm, đặc thù của ngành

Đặc điểm của ngành là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến việc quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp có thu. Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương là một đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục chủ yếu đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao đẳng ngành sư phạm, đây là các ngành phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế- xã hội. Các trường đại học, cao đẳng sư phạm được Nhà nước tài trợ học phí cho sinh viên nên nguồn thu từ học phí được bảo đảm bởi nhà nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, công tác tuyển sinh đối với Trường Cao đẳng sư phạm trung ương gặp nhiều khó khăn, số lượng tuyển sinh có xu hướng giảm, điều đó ảnh hưởng lớn đến nguồn thu của nhà trường.

- Trình độ cán bộ quản lý, tổ chức bộ máy quản lý tài chính

Nhân tố con người đóng vai trò là hạt nhân trong hoạt động quản lý của Nhà trường. Người quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính xác, kịp thời của các quyết định quản lý. Chính vì vậy, trình độ của cán bộ quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động bộ máy quản lý nói chung cũng như quản lý tài chính nói riêng. Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương luôn chú trọng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức mới cho các cán bộ làm công tác quản lý tài chính không những chắc về chuyên môn mà còn thành thạo về tin học để khai thác có hiệu quả hệ thống máy móc, thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính.

Với việc phân công, phân cấp và quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ kế toán trong bộ máy quản lý tài chính đã giúp cho công tác tài chính của trường được hiệu quả. Nhà trường từng bước đổi mới công tác lập, chấp hành toán kinh phí, tăng cường kiểm soát ngân sách, đề cao vai trò quản lý tài sản công trong đơn vị, tăng cường quản lý tài chính đơn vị. Nhà trường luôn chú trọng đầu tư, nâng cấp hệ thống máy tính cho bộ phận kế toán, mua sắm trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc, áp dụng thống nhất phần mềm kế toán, phần mềm thu, quản lý học phí.

- Chế độ kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Hệ thống kiểm soát nội bộ là một hệ thống kiểm soát do Nhà trường lập ra bao gồm các quy định, các thủ tục kiểm soát nhằm kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài chính của Nhà trường, đảm bảo cho các hoạt động tài chính của trường tuân theo pháp luật và các quy định của Nhà nước. Hiện nay, hệ thống kiếm soát nội bộ của Nhà trường nằm trong phòng Kế hoạch- Tài chính, hết năm tài chính các phần hành kế toán tiến hành kiểm tra chéo lẫn nhau vì vậy chưa phát huy được nhiều hiệu quả trong công tác quản lý. Nhà trường chưa thành lập được bộ phận kiểm toán nội bộ có sự tham gia của nhiều thành phần tại đơn vị để thực hiện thanh tra, kiểm tra nội bộ định kỳ nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý công tác tài chính. Điều đó ảnh hưởng nhất định đến công tác quản lý tài chính trong nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý tài chính tại trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)