Phương pháp, hình thức xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường mầm non công lập đạt chuẩn quốc gia thành phố pleiku tỉnh gia lai (Trang 31 - 33)

9. Đóng góp của đề tài

1.3.3. Phương pháp, hình thức xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

gia

1.3.3.1. Phương pháp tâm lý - xã hội

Phương pháp tâm lý - xã hội là cách thức tác động vào nhận thức, tình cảm và nhân cách của con người, nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ. Mục đích của phương pháp này là thông qua mối quan hệ liên nhân cách tác động lên con người nhằm cung cấp, trang bị thêm hiểu biết, hình thành những quan điểm đúng đắn, nâng cao khả năng thực hiện nhiệm vụ của họ, đồng thời chuẩn bị tư tưởng, tình cảm, ý thức trách nhiệm, tính tự giác, tinh thần tự làm tự chịu trách nhiệm trong tổ chức khi thực hiện nhiệm vụ.

Phương pháp này có tính đặc trưng là tính thuyết phục làm đối tượng quản lý phân biệt được đúng- sai, phải - trái, lợi - hại để hành động cho phù hợp; khơi dậy tính tự nguyện, tự giác của đối tượng quản lý, kích thích họ làm việc hăng say với tất cả trí tuệ và lòng nhiệt thành. Trong công tác quản lý, yếu tố tâm lý - xã hội ngày càng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, nó điều chỉnh mọi mối quan hệ trong nhà trường, ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của nhà trường.

1.3.3.2. Phương pháp kinh tế

Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế bằng việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế như tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt… để cho đối tượng quản lý tự lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ. Đối với các đơn vị trường học, thực chất của phương pháp kinh tế là dựa trên sự kết hợp giữa việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh ghi trong điều lệ trường học, quy chế chuyên môn…với những kích thích có tính đòn bẩy trong nhà trường.

Phương pháp này có đặc điểm cơ bản là dựa trên các phương pháp tính toán kinh tế có tuân theo các quy luật kinh tế. Trong quản lý giáo dục (QLGD), thường sử dụng phương pháp hạch toán kinh tế để tính toán vốn đầu tư, giá thành đào tạo… áp dụng các chỉ tiêu định mức lao động, các biện pháp khuyến khích vật chất qua các chế độ như tiền lương, tiền thưởng, nâng lương trước thời hạn…

Sự tác động tới lợi ích vật chất có ý nghĩa quyết định tới tính tích cực lao động của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. Lao động nhiều với năng suất cao, chất lượng tốt sẽ được trả công nhiều. Bản thân sự kích thích vật chất cũng chứa đựng yếu tố cổ vũ về tinh thần (danh hiệu thi đua, danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp…), đó là sự thừa nhận của tập thể đối với kết quả lao động của mỗi người.

Ưu điểm của phương pháp kinh tế là giảm bớt tối đa việc ban hành các mệnh lệnh, giảm bớt sự giám sát của CBQL đối với hoạt động của từng người; phát huy tính sáng tạo, nâng cao ý thức tự giác của mỗi người trong công việc. Tuy nhiên, nếu lạm dụng phương pháp này thì dễ dẫn đến khuynh hướng tư lợi, chỉ biết tới lợi ích cá nhân mà ít quan tâm tới lợi ích tập thể, đồng thời dễ nảy sinh tư tưởng cái gì có lợi thì làm, không có lợi thì không làm.

1.3.3.3. Phương pháp hành chính - tổ chức

Phương pháp hành chính - tổ chức là cách thức tác động trực tiếp của chủ thể quản lý đến tập thể và cá nhân dưới quyền bằng các quyết định mang tính chất bắt buộc, đòi hỏi cấp dưới phải chấp hành, nếu vi phạm sẽ bị xử lý. Các quyết định được cụ thể hóa dưới dạng các quy chế, quy định, quyết đinh, nội quy…

lý, nó có vai trò to lớn trong công tác quản lý nhằm xác lập trật tự, kỷ cương trong tổ chức. Đây là phương pháp không thể thiếu trong tất cả các cơ quan, tổ chức, nó mang tính thiết chế… cưỡng chế đơn phương. Vì thế người quản lý không được quá xem trọng phương pháp này vì nó dễ dẫn đến tình trạng quan liêu mệnh lệnh, coi thường yếu tố con người, nó kìm hảm sự sáng tạo của người dưới quyền, nó là môi trường tốt để dẫn đến tình trạng tham nhũng.

Tóm lại, mỗi phương pháp quản lý đều có ưu, nhược điểm riêng. Trong thực tiễn quản lý, không thể tuyệt đối hóa một phương pháp nào mà phải có quan điểm tổng hợp, phải biết kết hợp linh hoạt các phương pháp quản lý với nhau để nâng cao hiệu quả quản lý. Nhà quản lý cần nghiên cứu và lựa chọn một phương pháp quản lý chủ đạo phù hợp với đối tượng quản lý, làm kim chỉ nam trong hoạt động quản lý để phát huy tốt nhất sức mạnh tổng hợp của quần chúng trong và ngoài nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường mầm non công lập đạt chuẩn quốc gia thành phố pleiku tỉnh gia lai (Trang 31 - 33)