Nội dung quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường mầm non công lập đạt chuẩn quốc gia thành phố pleiku tỉnh gia lai (Trang 36 - 40)

9. Đóng góp của đề tài

1.4.1.Nội dung quản lý

1.4.1.1. Quản lý mục tiêu xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Quản lý mục tiêu xây dựng trường mầm non ĐCQGtheo 5 tiêu chuẩn của Thông tư 19/2018 là hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục nhà trường, được thực hiện thường xuyên theo từng năm học. Mục đích của quản lý hoạt động xây dựng trường

mầm non ĐCQG là nhằm nắm bắt được hiện trạng chất lượng giáo dục của nhà trường; chỉ ra các điểm mạnh, yếu; xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng hiệu quả; Thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục.

1.4.1.2. Quản lý nội dung xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Quản lý nội dung xây dựng trường mầm non ĐCQG của Thông tư 19/2018 theo 5 tiêu chuẩn KĐCLGD tiến hành theo 07 nội dung sau:

Nội dung 1: Quản lý việc thành lập hội đồng tự đánh giá (TĐG):

Quản lý việc Hiệu trưởng trường mầm non ra quyết định thành lập Hội đồng TĐG. Số lượng thành viên, thành phần tham gia Hội đồng TĐG theo quy định tại Điều 24 Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT.

Quản lý việc Hội đồng TĐG thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 25 Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT. Nội dung quản lý này là trách nhiệm của Hiệu trưởng nhà trường. Hiệu trưởng có nhiệm vụ quản lý, giám sát, hỗ trợ và giải đáp các vướng mắc cho Hội đồng TĐG trong quá trình hòa động.

Nội dung 2. Quản lý việc lập kế hoạch tự đánh giá ở các nội dung sau: Quản lý xây dựng Kế hoạch TĐG.

Quản lý việc bổ sung, điều chỉnh kế hoạch nếu phát sinh những vấn đề chưa phù hợp trong quá trình thực hiện TĐG. Đây là nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường mầm non.

Nội dung 3. Quản lý việc thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng.

Quản lý việc xác định nội hàm, phân tích tiêu chí tìm minh chứng. Hiệu trưởng trường MN cần quản lý công tác này bằng cách yêu cầu các nhóm công tác hiểu được có những từ, cụm từ quan trọng có ý nghĩa như là “từ khóa” của mỗi chỉ báo, tiêu chí đối chiếu “Mục tiêu cụ thể” của nhà trường liên quan nội hàm chỉ báo, tiêu chí. Trên cơ sở đã xác định đúng nội hàm chỉ báo, tiêu chí, hiệu trưởng hướng dẫn các nhóm hoặc cá nhân sẽ phân tích tiêu chí để tìm những minh chứng cần thu thập, nơi thu thập và ghi vào phiếu đánh giá tiêu chí.

Quản lý việc thu thập minh chứng là trách nhiệm của Hiệu trưởng trường mầm non.

Quản lý việc xử lý và phân tích các minh chứng. Hiệu trưởng trường mầm non có trách nhiệm kiểm tra, giám sát Hội đồng TĐG thảo luận các minh chứng cho từng tiêu chí đã thu thập được của nhóm công tác hoặc cá nhân.

Quản lý việc sử dụng minh chứng là trách nhiệm của Hiệu trưởng trường MN. Hiệu trưởng có trách nhiệm giám sát và hướng dẫn Hội đồng TĐG và các nhóm công tác sử dụng các minh chứng khoa học, hợp lý, phù hợp và trách sử dụng minh chứng

trùng lặp.

Quản lý việc lưu trữ và bảo quản. Hiệu trưởng có trách nhiệm hướng dẫn Hội đồng TĐG tập hợp, sắp xếp minh chứng trong các hộp (cặp) theo thứ tự mã hóa. Yêu cầu thay thế các minh chứng hết giá trị bằng minh chứng đang còn hiệu lực và phù hợp.

Nội dung 4. Quản lý việc đánh giá các mức đạt được theo từng tiêu chí.

Quản lý việc đánh giá các mức đạt được theo từng tiêu chí thực hiện thông qua Phiếu đánh giá tiêu chí. Hiệu trưởng trường mầm non có trách nhiệm hướng dẫn Hội đồng TĐG và các nhóm công tác, các cá nhân tiến hành thảo luận và đánh giá mức độ đạt của từng tiêu chí.

Quản lý quy trình viết và hoàn thiện Phiếu đánh giá tiêu chí.

Nội dung 5. Quản lý việc viết báo cáo tự đánh giá. Quản lý về cấu trúc, hình thức của báo cáo.

Quản lý việc nội dung viết báo cáo.

Quản lý các nhóm công tác, cá nhân chịu trách nhiệm rà soát lại nội dung báo cáo có liên quan đến các tiêu chí được giao.

Quản lý việc Hội đồng TĐG nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý để hoàn thiện báo cáo, ký xác nhận vào bản báo cáo TĐG sau khi đã đọc và nhất trí với nội dung báo cáo TĐG.

Quản lý việc báo cáo TĐG được Hội đồng TĐG nhất trí thông qua, hiệu trưởng xem xét, kýtên, đóng dấu và lưu trữ.

Nội dung 6. Quản lý việc công bố báo cáo tự đánh giá: Quản lý phạm vi công bố báo cáo và hình thức công bố báo cáo.

Nội dung 7. Quản lý việc triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá.

Quản lý việc thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng được đề ra trong báo cáo TĐG để cải tiến, nâng cao chất lượng các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường;

Quản lý việc gửi báo cáo TĐG cho cơ quan quản lý trực tiếp kèm theo công văn đề nghị được quan tâm, hỗ trợ trong quá trình thực hiện cải tiến, nâng cao chất lượng theo kế hoạch cải tiến chất lượng đã nêu trong báo cáo TĐG;

Quản lý việc cập nhật và lưu trữ báo cáo TĐG.

Quản lý việc nhà trường thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 43 Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4.1.3. Quản lý phương pháp, hình thức xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Quản lý phương pháp, hình thức xây dựng trường mầm non ĐCQG là tổng thể những cách thức tác động có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý, trên cơ sở lựa chọn những công cụ, phương tiện và hình thức thích hợp nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.

Có thể thể phân loại các phương pháp quản lý theo nhiều cách như: Căn cứ vào phương thức tác động, có phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp; căn cứ vào chức năng quản lý, có các phương pháp kế hoạch hoá, phương pháp tổ chức, phương pháp kiểm tra, hạch toán...; căn cứ vào nội dung và cơ chế hoạt động quản lý, có các phương pháp kinh tế, phương pháp hành chính - tổ chức, và phương pháp tâm lý - xã hội/giáo dục; căn cứ vào phạm vi, đối tượng tác động có các phương pháp quản lý nội bộ hệ thống và các phương pháp tác động lên các hệ thống khác.

1.4.1.4. Quản lý lực lượng xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Quản lý Hiệu trưởng trường mầm non ra quyết định thành lập Hội đồng TĐG và lựa chọn các thành viên trong Hội đồng phù hợp với năng lực của từng thành viên và phù hợp với tình hình thực tế của Nhà trường.

Quản lý Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch TĐG phù hợp với nhà trường và gửi báo cáo về phòng GD-ĐT cũng như các vấn đề liên quan tới kế hoạch TĐG.

Thực hiện công bố báo cáo TĐG. Khuyến khích công bố các kết quả TĐG của báo cáo TĐG (tệp pdf) lên trang thông tin điện tử của nhà trường.

Quản lý hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động theo Thông tư 55 của Bộ GD-ĐT, được bầu lên từ các chi hội phụ huynh học sinh các nhóm/lớp; có quy chế hoạt động, phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.

Việc huy động các nguồn tài trợ, các nguồn lực về CSVC, trang thiết bị phục vụ dạy và học… được thực hiện theo Thông tư số 16 của Bộ GD-ĐT.

1.4.1.5. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch ở các địa phương, đơn vị trường học trực thuộc về tiến độ, lộ trình triển khai thực hiện.

Quan tâm, chỉ đạo thường xuyên việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

trên địa bàn thành phố; tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, tài chính, đội ngũ… để các đơn vị trường học đẩy mạnh công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

1.4.1.6. Quản lý các điều kiện hỗ trợ xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Việc sử dụng ngân sách Nhà nước cho phát triển giáo dục nói chung, xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia nói riêng đảm bảo quy định tài chính hiện hành cũng như nâng cao hiệu quả đầu tư, cải tạo, mua sắm...

Quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy - học, các phòng chức năng, công trình vệ sinh, nước sạch, sân chơi và đồ chơi, trang thiết bị dạy - học… Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn được quy định tại Thông tư số 19/2018/TT- BGDĐT.

Tăng cường quản lý việc thực hiện các quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các trường mầm non công lập trong việc xây dựng trường chuẩn. Việc sử dụng nguồn nhân lực trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường mầm non công lập đạt chuẩn quốc gia thành phố pleiku tỉnh gia lai (Trang 36 - 40)