Thực trạng quản lý nội dung xây dựng trường MNĐCQG

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường mầm non công lập đạt chuẩn quốc gia thành phố pleiku tỉnh gia lai (Trang 69 - 70)

9. Đóng góp của đề tài

2.4.2.Thực trạng quản lý nội dung xây dựng trường MNĐCQG

Để đánh giá thực trạng công tác quản lý nội dung XD trường MNĐCQG tại các trường MN trên địa bàn thành phố Pleiku, chúng tôi tiến hành khảo sát 48 CBQL.

Bảng 2.12. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng QL ND XD trường MNĐCQG

T

T Nội dung CBQL (n=48)

 TB

1 Quản lý việc xác định mục đích XD trường CQG của nhà trường 131 2.72 2.00

2 Quản lý việc thực hiện kế hoạch huy động các nguồn lực đảm

bảo để thực hiện XD trường CQG 111 2.31 6.00

3 Quản lý xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng thực hiện XD

trường CQG 110 2.29 7.00

4 Quản lý XD các văn bản triển khai và hướng dẫn thực hiện

XD trường CQG 115 2.39 4.00

5 Quản lý tập huấn nghiệp phục vụ công tác XD trường CQG 114 2.37 5.00

6 Quản lý xây dựng triển khai mạng lưới thực hiện hoạt động

XD trường CQG 107 2.22 8.50

7 Quản lý việc thực hiện chế độ chính sách để các trường tổ

chức XD trường CQG 134 2.79 1.00

8 Quản lý xây dựng các yêu cầu đánh giá hoạt động XD trường

CQG 124 2.58 3.00

9 Quản lý Hội đồng TĐG thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm

trong quá trình XD trường CQG 107 2.22 8.50

Nhận xét: Qua khảo sát thực tế, các trường MN đều thực hiện tốt việc quản lý nội dung xây dựng trường ĐCQG, nhất là những nội dung 1, 7, 8 ở bảng trên được CBQL đánh giá mức tốt, giao động từ (X =2.5 đến X =2.7), cho thấy nhận thức của đội ngũ CBQL đã nhìn nhận về vai trò XD trường CQG, từ đó xác định được mục đích của việc xây dựng trường ĐCQG, việc thực hiện chế độ chính sách cũng như xác định được các yêu cầu đánh giá hoạt động XD trường CQG. Việc thực hiện chế độ chính sách để vận dụng phù hợp chi cho công tác đánh giá ngoài (Theo TTLT số 125/2014/TTLT-BTC- BGDĐT ngày 27/8/2014 có hướng dẫn nội dung chi tại điều 2 và điều 4) nên các đơn vị chủ yếu vận dụng quy chế chi tiêu nội bộ trong khoản tiết kiệm chi.

Các nội dung 2, 3, 4, 5, 6, 9 ở bảng trên đều đạt mức khá như: thực hiện kế hoạch huy động các nguồn lực (X =2.3); xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng thực hiện (X =2.2); quản lý XD các văn bản triển khai và hướng dẫn thực hiện (X =2.3); tập huấn nghiệp phục vụ (X =2.3); triển khai mạng lưới thực hiện hoạt động (X =2.2); Quản lý Hội đồng TĐG (X =2.2) đều mức đạt khá. Qua phỏng vấn một số CBQL về thực hiện các nội dung trên, đều cho ý kiến phòng GD-ĐT đã quản lý việc thực hiện các kế hoạch này bằng cách đề nghị các nhà trường xây dựng kế hoạch và báo cáo bằng văn bản về phòng GD-ĐT (Theo CV số 378/GDĐT, ngày 27/11/2019; công văn số 89/GDĐT, ngày 09/3/2020). Mặc dù đều được đánh giá mức khá nhưng một số nội dung, điểm trung bình chung (X ) chưa cao (nội dung 3, 4 và 9 ở bảng trên), nhất là nội dung 9: Quản lý Hội đồng. Quản lý Hội đồng TĐG thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm theo phân công nhiệm vụ trong quá trình TĐG. Tuy nhiên, chỉ mức đầu của mức khá (X =2.2). Như vậy, ở nội dung này PGD-ĐT và các nhà trường cần lưu ý.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường mầm non công lập đạt chuẩn quốc gia thành phố pleiku tỉnh gia lai (Trang 69 - 70)