Xây dựng kế hoạch phát triển trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường mầm non công lập đạt chuẩn quốc gia thành phố pleiku tỉnh gia lai (Trang 85 - 87)

9. Đóng góp của đề tài

3.2.2. Xây dựng kế hoạch phát triển trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng kế hoạch được xem là hành động đầu tiên của các cấp quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Lập kế hoạch là nhằm để ứng phó với sự bất định và sự thay đổi, tập trung sự chú ý vào các mục tiêu xây dựng trường chuẩn quốc gia, tạo khả năng đạt các mục tiêu một cách hiệu quả nhất, giúp cho các cấp quản lý có khả năng kiểm

soát quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia là kế hoạch quan trọng nằm trong kế hoạch chung của phòng Giáo dục - Đào tạo và các đơn vị trường học. Vì vậy, nếu làm tốt việc lập kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia sẽ góp phần rất lớn, làm thay đổi diện mạo nhà trường, cơ sở vật chất trường học được khang trang sạch đẹp hơn, chất lượng chăm sóc, giáo dục tốt hơn, đặc biệt sự quan tâm của các cấp, các ngành, các bậc phụ huynh được nhiều hơn đối với sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo.

Nội dung của biện pháp

Căn cứ vào mục tiêu, phương hướng xây dựng trường chuẩn quốc gia của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố và dựa trên nguồn lực hiện có, điểm mạnh, điểm yếu của từng trường, phòng GD-ĐT lập kế hoạch quản lý xây dựng trường mầm non chuẩn quốc gia trong toàn thành phố. Lên kế hoạch phấn đấu cụ thể từng năm học của giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, đề xuất đưa kế hoạch xây dựng trường mầm non chuẩn quốc gia vào quy hoạch mạng lưới trường lớp của thành phố đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Chỉ đạo hiệu trưởng các trường xây dựng kế hoạch tổng thể theo giai đoạn, theo năm học phù hợp tình hình nhà trường, địa phương. Kế hoạch cần xác định về yêu cầu của công việc cần thực hiện, phân tích điểm mạnh, yếu của nhà trường, nhất là xác định nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch… trong công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

Tham mưu hoàn thiện bộ máy cơ quan, các trường, vận hành tổ chức một cách linh hoạt, hiệu quả; phân công, phân nhiệm phù hợp, cụ thể hóa nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn từng cá nhân, nhóm/tổ trong kế hoạch tổng thể của ngành cũng như Hội đồng tự đánh giá tại các đơn vị.

Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đồng bộ, theo hệ thống và hoạt động đúng kế hoạch, lộ trình nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

Tổ chức kiểm tra, đánh giá theo giai đoạn, theo năm học để tiếp tục có sự quản lý hoạt động xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được chặt chẽ, đúng mục đích. Chỉ đạo các đơn vị tự kiểm tra hoạt động này tại nhà trường, đánh giá đúng thực trạng điểm mạnh, điểm yếu để có cơ sở tham mưu, cải tiến chất lượng tiếp theo.

Tổ chức thực hiện biện pháp

Xây dựng trường mầm non chuẩn quốc gia là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi có nhiều thời gian và sự đoàn kết thống nhất của tập thể sư phạm nhà trường, sự chỉ đạo và quan tâm thường xuyên của các cấp lãnh đạo. Do đó, trong quá trình xây dựng kế hoạch phải chú ý triển khai từng bước thật cụ thể:

Bước 1: Làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và toàn thể nhân dân về sự cần thiết phải xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và những yêu cầu của cấp trên thông qua những Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định… liên quan đến xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

Bước 2: Phân tích thực trạng tình hình của nhà trường về các nội dung xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, từ đó rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức để làm cơ sở trong quá trình xây dựng kế hoạch.

Bước 3: Xác định nguồn nhân lực cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó phải nói đến nguồn lực bên trong (chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên) và nguồn lực bên ngoài (sự tham gia, đóng góp, hỗ trợ của các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, phụ huynh, các nhà hảo tâm…). Nguồn lực bên trong mạnh thì mới có khả năng tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn lực bên ngoài để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, cán bộ quản lý, giáo viên là yếu tố quyết định.

Bước 4: Xây dựng sơ đồ khung của việc lập kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trong toàn thành phố để rút kinh nghiệm; đồng thời, kịp thời điều chỉnh và đề xuất các cấp lãnh đạo tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng cho các trường theo kế hoạch.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường mầm non công lập đạt chuẩn quốc gia thành phố pleiku tỉnh gia lai (Trang 85 - 87)