9. Đóng góp của đề tài
3.2.6. Giám sát, kiểm tra, đánh giá quản lý xây dựng trường mầm non đạt
chuẩn quốc gia
Mục tiêu của biện pháp
Kiểm tra hoạt động quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là nhằm thẩm định, xác định hành vi cá nhân hay một tổ chức trong quá trình thực hiện kế hoạch do lãnh đạo đề ra. Đây là chức năng quan trọng của nhà quản lý, chức năng này xuyên suốt quá trình quản lý.
Kiểm tra kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia còn là hoạt động quan sát và kiểm nghiệm mức độ phù hợp của quá trình hoạt động của đối tượng bị quản lý với các Quyết định quản lý đã đề ra.
Nội dung của biện pháp
Phòng GD-ĐT thành lập các đoàn kiểm tra chuyên đề về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia để xem xét các điều kiện, nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài chuẩn bị cho thực hiện kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia đối với các trường đã đăng ký. Kiểm tra, đối chiếu cụ thể từng tiêu chuẩn xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT, xác định được các tiêu chuẩn đạt và chưa đạt để có kế hoạch đầu tư, xây dựng. Kiểm tra chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường thông qua các tiết dự giờ của giáo viên để tư vấn giáo viên nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ một cách toàn diện.
Ngoài ra, thông qua báo cáo của các nhà trường, qua kiểm tra thực tế, Phòng GD-ĐT nắm bắt tình hình nhận thức và diễn biến tư tưởng trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên về công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, kiểm tra công tác tự học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong nhà trường…
Tổ chức thực hiện
Phòng GD-ĐT xây dựng kế hoạch kiểm tra (kiểm tra kỹ thuật vì theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT không quy định PGD-ĐT kiểm tra), báo cáo về tiến độ thực hiện công việc liên quan đến từng tiêu chuẩn trong quy chế xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia để tiếp tục tham mưu các cấp hoàn thiện các tiêu chuẩn cho các trường.
Chỉ đạo các trường mầm non thực hiện tự kiểm tra, thu thập, xử lý minh chứng cụ thể, đánh giá thực chất điểm mạnh, điểm yếu của từng tiêu chí theo tiêu chuẩn; kiểm tra về tiến độ xây dựng… từ đó tiếp tục tham mưu, có kế hoạch cải tiến chất lượng.
đánh giá), tiến hành hoàn thiện báo cáo, xác định trường đạt ở mức nào thì đề xuất các cấp kiểm tra, đánh giá, công nhận mức đó.
Qua kiểm tra xét thấy trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ nào thì Giám đốc Sở GD-ĐT ra Quyết định công nhận cấp độ đó; trên cơ sở trường đã được công nhận đạt kiểm định cấp độ 2 trở lên thì Sở GD-ĐT đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận và cấp bằng công nhận xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở mức độ đó.