9. Đóng góp của đề tài
2.3.1. Thực trạng việc thực hiện các mục tiêu xây dựng trường mầm non CL
khá cao.
2.3. Thực trạng việc xây dựng trường mầm non công lập đạt chuẩn quốc gia tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
2.3.1. Thực trạng việc thực hiện các mục tiêu xây dựng trường mầm non CL ĐCQG ĐCQG
Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng của các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, nâng cao số lượng trường đạt chuẩn quốc gia qua từng năm gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới ở các xã/phường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đáp ứng các yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong giai đoạn hiện nay. Xây dựng trường ĐCQG là xây dựng điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của mỗi trường học cũng như của ngành Giáo dục và Đào tạo.
Với mục tiêu đó, thực hiện các Nghị quyết, Quyết định của HĐND, UBND tỉnh Gia Lai như: Nghị quyết số 112/2014/NQ-HĐND, ngày 11/12/2014 của HĐND về quy định hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (trong đó, có tiêu chí xây dựng trường mầm non ĐCQG với mức hỗ trợ là 100% đối với trường công lập); Quyết định số 631/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2013-2015 và đến năm 2020; Quyết định số 483/QĐ-UBND ngày 14/7/2016 về việc phê duyệt kế hoạch xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2016-2020…
Với mục tiêu trên, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Pleiku đã có nhiều văn bản xây dựng kế hoạch, lộ trình phát triển kinh tế - xã hội thành phố, cụ thể: Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 11/8/2015 về Đầu tư, chỉnh trang hệ thống công trình hạ tầng đô thị đến năm 2020; Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 08/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XI về nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Pleiku giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 10-NQ/TU, ngày 17/12/2019 của Thành ủy Pleiku về chỉ tiêu, nhiệm vụ chung của thành phố năm 2020… thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường ĐCQG chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND các
xã/phường (trước đây là 23 xã/phường) và các trường học trên địa bàn triển khai thực hiện lộ trình xây dựng trường ĐCQG.
Với mục tiêu phát huy những thành quả đã đạt được trong giai đoạn trước rút kinh nghiệm chỉ đạo trong giai đoạn tiếp theo cùng với sự đầu tư của thành phố, sự quyết tâm nỗ lực, nhiệt huyết của đội ngũ thầy cô giáo các trường học thành phố sẽ phân đấu xây dựng được 10 trường chuẩn quốc gia vào năm 2020 (tại thời điểm, thành phố đã vượt quá số 10 trường mục tiêu đề ra, trong đó bậc mầm non vượt 02 trường).
Ngành GD-ĐT thành phố đã tổ chức tuyên truyền quán triệt Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Kế hoạch của UBND về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo từng giai đoạn. Tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đến các ban ngành đoàn thể, các bậc phụ huynh học sinh và toàn xã hội; chỉ đạo các đơn vị trường học tổ chức hoạt động có hiệu quả theo Điều lệ trường học; tăng cường sự phối hợp giữa Hội đồng giáo dục, Hội khuyến học, Ban đại diện cha mẹ học sinh (CMHS); đẩy mạnh công tác XHHGD…
Tham mưu UBND thành phố chỉ đạo UBND các xã/phường tranh thủ và huy động sự giúp đỡ, đóng góp các tổ chức, đơn vị, cá nhân để hỗ trợ trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn để các cháu có điều kiện học tập, thực hiện đầy đủ chế độ miễn, giảm đúng đối tượng; tăng cường công tác QLGD, nâng cao chất lượng công tác phối hợp giữa nhà trường và các tổ chức trong hệ thống chính trị ở địa phương nhằm thực hiện được các chỉ tiêu: huy động học sinh đi học, quỹ đất; xây dựng CSVC, kết quả phổ cập giáo dục - xóa mù chữ, kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia… Đồng thời, phân công, phân cấp cụ thể cho các phòng, ban thành phố theo chức năng nhiệm vụ của từng phòng, ban nhằm hoàn thành các chuẩn về đất đai, đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên và kinh phí phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch theo từng giai đoạn.
Đối chiếu với các tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo Quyết định số 36/2008/QĐ-BGD&ĐT có 01 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 (MN Hoa Hồng); Đối chiếu theo Thông tư số 02/TT-BGDĐT, thành phố có thêm 08 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 (MN: Hoa Phong Lan, Ánh Dương, 20/2, Vành Khuyên, Sao Mai, Thủy Tiên, Họa Mi, Bông Sen, Bình Minh);
Đối chiếu theo Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT, thành phố có thêm 01 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 (MN Hoa Pơ Lang - xã Gào).
Như vậy có thể nói, chủ trương xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia đã được các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các bậc phụ huynh và cán bộ, giáo viên đón nhận một cách phấn khởi, đầy trách nhiệm. Đó là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị của các cấp, các ngành và của nhà trường và là quyền lợi của đội ngũ cán bộ,
giáo viên, nhân viên và trẻ mầm non. Do đó, toàn thể đội ngũ ngành giáo dục - đào tạo nỗ lực, phấn đấu xây dựng trường mầm non ĐCQG đúng lộ trình UBND thành phố đề ra.
Với sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị từ thành phố đến 22 xã, phường, đặc biệt là ngành giáo dục và đào tạo, đến nay, toàn thành phố có 11/36 trường mầm non ĐCQG - tỷ lệ 30.6% , trong đó công lập 08 trường - 01 trường mức độ 2 (mầm non Hoa Hồng); 07 trường mức độ 1 (MN Hoa Phong Lan, MN Bông Sen, MN Ánh Dương, MN Sao Mai, MN Thủy Tiên, MN Vành Khuyên, MN Hoa Pơ Lang);
ngoài công lập 03 trường mức độ 1.
Thực tế cho thấy, công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia đã có những bước chuyển biến tích cực trong thời gian qua, đó là: Có sự thay đổi lớn về nhận thức, tinh thần trách nhiệm, thái độ công tác của cán bộ, giáo viên, nhân viên, thể hiện qua việc tự học tự rèn để nâng cao trình độ về mọi mặt, nhất là tăng cường học tập để đáp ứng trình độ chuyên môn theo Luật GD 2019 hiện nay.
Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ có nhiều tiến bộ, năm sau cao hơn năm trước. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cả hai thể giảm qua hàng năm. Việc huy động trẻ ra lớp đạt cao, nhất là tỷ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp các năm đạt lần lượt hơn 99%.
Việc đầu tư xây dựng CSVC, cảnh quang môi trường được các trường quan tâm, ngày một thay đổi khang trang; có sân chơi thoáng mát, cơ bản đủ đồ chơi, các khu phát triển vận động, thư viện thân thiện dựa vào cộng đồng, xây dựng vườn thuốc nam, vườn rau của bé… tạo môi trường hoạt động lành mạnh, góp phần GD trẻ phát triển theo hướng toàn diện.
Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, Ban đại diện CMHS và các tầng lớp nhân dân thấy được ý nghĩa và sự cần thiết xây dựng trường mầm non ĐCQG, đã đồng tình ủng hộ nên công tác triển khai thực hiện xây dựng trường mầm non ĐCQG có nhiều thuận lợi.
Bên cạnh đó, ngoài kinh phí của UBND thành phố, giai đoạn những năm 2012- 2014, Sở GD-ĐT Gia Lai đã cấp một số hạng mục như đồ dùng tối thiểu, thiết bị dùng chung, đồ chơi ngoài trời... vận động Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức, ban ngành đóng trên địa bàn hỗ trợ bằng vật vật liệu làm đồ dùng đồ chơi, hỗ trợ ngày công…
Kết quả khảo sát cho thấy, nhận thức về mục đích của Thông 18/2019 tư khá tốt. Đối với cán bộ quản lý, 100% ý kiến đồng ý với mục đích nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; có 79/80 ý kiến giáo viên (98.8%) đồng ý với mục đích nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, chỉ 1.2% không đồng ý với mục đích trên nhưng cũng không có ý kiến khác.