9. Đóng góp của đề tài
2.4.6. Thực trạng quản lý các điều kiện xây dựng trường mầm non đạt chuẩn
chuẩn quốc gia
Mặc dù trong TT 19/2018 không quy định nhiệm vụ kiểm tra đối với phòng GD-ĐT nhưng ngành giáo dục đã thực hiện nhiệm vụ quản lý nội dung này bằng nhiều hình thức như: Xây dựng nhiệm vụ năm học hàng năm có nội dung thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; phối hợp Hội Khuyến học thành phố xây dựng kế hoạch “Cộng đồng học tập” từng năm; Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới (trong đó có tiêu chí số 5 và tiêu chí số 14 về giáo dục), cùng với đó hằng năm có Kế hoạch của UBND thành phố Pleiku (năm 2019 có KH số 345/KH-UBND, ngày 31/5/2019 về xây dựng nông thôn mới); trong phối hợp có các kế hoạch số 320/KH-UBND ngày 29/01/2021 của UBND thành phố về việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã đối với các xã, phường năm 2020…
Ngoài xây dựng nhiệm vụ giáo dục theo năm học cũng như các kế hoạch phối hợp, phòng GD-ĐT đã thành lập nhiều đoàn kiểm tra, rà soát 5 tiêu chuẩn theo Thông tư 19/2018 (kiểm tra kỹ thuật); kiểm tra các đơn vị trường học thực hiện chức năng lập kế hoạch, chức năng tổ chức, thực hiện, chức năng chỉ đạo, chức năng tự kiểm tra, đánh giá… (năm 2020 có kế hoạch số 41/KH-GDĐT, ngày 10/11/2020), đã kiểm tra được 17 trường (trong đó bậc MN có 06 trường: Trường non Họa Mi, trường mầm non Vành Khuyên, trường mầm non Thủy Tiên, trường mầm non Sao Mai, trường mầm non Hoa Pơ Lang).
Qua kiểm tra cả 06 trường, Hiệu trưởng có xây dựng kế hoạch tự kiểm tra, có minh chứng được lưu trữ trong hồ sơ. Trường đã tiến hành đánh giá và rà soát các tiêu chí, tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia, từ đó xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng (minh chứng được lưu tại hồ sơ nhà trường đầy đủ).
Phòng đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của nhà trường trong việc tham mưu, tích cực xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan, môi trường cũng như thu thập, xử lý minh chứng và thiết lập hồ sơ đúng quy định, đặc biệt đối với tiêu chuẩn 3 về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học được các đơn vị rất quan tâm.
Hiện cả 06 trường trên đây đã được UBND tỉnh Gia Lai công nhận trường đạt CQG mức độ 1, Sở GD-ĐT Gia Lai công nhận trường đạt kiểm định chất lượng cấp độ 2.
2.4.6. Thực trạng quản lý các điều kiện xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia quốc gia
Một ngôi trường trở nên to đẹp, khang trang, hiện đại hơn, thì cần một kế hoạch đầu tư của địa phương, nhưng để tạo được uy tín và thương hiệu cho nhà trường thì
cần nhiều điều kiện khác và nhiều năm mới làm được. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất làm nên uy tín của nhà trường chính là đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đặc biệt chú trọng khâu phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ khi triển khai công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Điều này cho thấy “chuẩn” đạt được không chỉ là trình độ mà còn là chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, tác phong, lề lối làm việc… Những điều kiện như kinh phí, nguồn tài trợ, cơ sở vật chất-trang thiết bị, quyền tự chủ của nhà trường đều phải đạt yêu cầu chuẩn.
Qua khảo sát CBQL của 20 trường MNCL, kết quả như sau:
Bảng 2.15. TH kết quả khảo sát CBQL về thực trạng quản lý các điều kiện xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
TT Nội dung Không hiệu quả Chưa hiệu quả Hiệu quả Rất hiệu quả TB 1
Quản lý nguồn ngân sách
nhà nước 0 0 13 35 131 2.72 2
2
Quản lý CSVC, trang thiết
bị dạy - học 0 0 12 36 132 2.75 1
3
Quản lý và phối hợp tiếp
nhận các nguồn tài trợ 0 12 13 23 107 2.22 3 4
Quản lý chất lượng đội
ngũ CBQL, GV, NV 0 12 14 22 106 2.20 4.5
5 Quản lý quyền tự chủ 0 12 14 22 48 2.20 4.5
Nhận xét:
Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy hầu hết các trường đều nhận thức tốt việc quản lý thực hiện nghiêm túc tài chính thu-chi, quản lý CSVC-TTB dạy-học được cấp được giao, ý kiến CBQL đánh giá rất hiệu quả (X =2.7). Trong những năm học qua, các trường MN trên địa bàn thành phố chưa xảy ra các vi phạm về quản lý ngân sách Nhà nước, thực hiện theo nguyên tắc tài chính hiện hành, có hồ sơ đầy đủ; hàng năm có kiểm kê tài sản, CSVC, cuối năm có lồng ghép trong báo cáo tổng kết nhà trường về chất lượng còn sử dụng được cũng như kế hoạch thanh lý nhóm không sử dụng được (thường là kệ đồ dùng, bàn và ghế HS…), từ đó đề xuất về PGD-ĐT xin cấp bổ sung.
Về QL chất lượng đội ngũ, Phối hợp tiếp nhận các nguồn tài trợ, Quản lý quyền tự chủ được đánh giá quản lý đạt hiệu quả (X =2.2) cho thấy theo xu hướng ổn định
tăng dần. Về chất lượng đội ngũ (sẽ được phân tích, minh họa kỹ ở phần quản lý của PGD-ĐT), hiện ngành đã rà soát, chỉ đạo các đơn vị thực hiện theo lộ trình tại NĐ số 71/2020/NĐ-CP, ngày 30/6/2020. Về quản lý quyền tự chủ, hiện 100% trường đã được tự chủ tài chính, có XD quy chế chi tiêu nội bộ (về nghiệp vụ quản lý nội dung này, thực tế có sự chưa đồng đều ở một số hiệu trưởng).
Phòng GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo 100% trường phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và được công bố trong Hội nghị CB-VC đầu năm cũng như công khai tài chính trước hội đồng sư phạm đúng quy định. Thực hiện hiệu quả hơn việc phối hợp giữa nhà trường - gia đình và xã hội, nhất là thực hiện đúng TT 16/2018 về quy định tài trợ cho giáo dục nhằm góp phần vào hiệu quả quản lý các điều kiện xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.