Tình hình giáo dục mầm non thành phố Pleiku

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường mầm non công lập đạt chuẩn quốc gia thành phố pleiku tỉnh gia lai (Trang 51 - 57)

9. Đóng góp của đề tài

2.2.3. Tình hình giáo dục mầm non thành phố Pleiku

Quy mô phát triển

Giáo dục mầm non thành phố Pleiku trong những năm qua luôn nhận được sự quan tâm thiết thực và đúng mức của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố cũng như sự phối hợp của mặt trận các ban ngành, đoàn thể xã hội và nhân dân trên địa bàn, tạo điều kiện để cấp học mầm non ngày một phát triển, đáp ứng nhu cầu xã hội. Từng bước đưa những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về GD-ĐT nói chung, GDMN nói riêng vào đời sống.

Tính từ năm học 2015-2016 có 33 trường (12.467 trẻ) - đến nay là 36 trường (14.445 trẻ); từ 160 nhóm/lớp MNĐLTT đến nay là 206 nhóm/lớp MNĐLTT).

Hằng năm, ngành đã xây dựng Kế hoạch tuyển sinh, trong đó yêu cầu phải huy động 100% trẻ 5 tuổi ra lớp; tăng tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ ra lớp (tỷ lệ trẻ dưới 3 tuổi ra lớp đến nay là 23.7% - tăng 1.3% so với năm học 2019-2020). Theo kết quả PCGD- XMC năm 2019, 2020, tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp tuy chưa đạt 100% nhưng đều tăng, đạt và vượt yêu cầu theo Thông tư 20/2014 về PCGD-XMC (năm 2018: 99.6%, 2019: 99.7%, 2020: 99.89%).

Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương luôn nhận thức sâu sắc vị trí và tầm quan trọng của GDMN là bậc học nền tảng, bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, do vậy kế hoạch phát triển GDMN được đưa vào trong Nghị quyết HĐND tỉnh, HĐND thành phố. Thời gian qua, những chính sách phù hợp trong việc xây dựng và tăng trưởng đầu tư CSVC, trang thiết bị phục vụ các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của GDMN.

Năm học 2020-2021 là năm học đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XII (nhiệm kỳ 2020-2025), Nghị quyết Đại hội Đảng

bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVI. Ngành Giáo dục sẽ tập trungthực hiện thắng lợi các Nghị quyết, Chỉ thị, văn bản chỉ đạo của Tỉnh, của Thành phố, đồng thời đẩy mạnh các giải pháp hướng đến thực hiện mục tiêu đổi mới đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI).

Tập trung chỉ đạo các trường học nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; tiếp tục đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non. Tăng cường huy động trẻ trong độ tuổi mầm non ra lớp nhất là trẻ nhà trẻ; chú trọng tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số.

Hỗ trợ nâng cao chất lượng các nhóm/lớp độc lập tư thục. Phối hợp với các xã, phường tăng cường kiểm tra công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở các cơ sở giáo dục, đặc biệt là các cơ sở mầm non tư thục.

Tiếp tục xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Nghị định số 80/2017/NĐ- CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 505/CT-BGDĐT ngày 20/02/2017 của Bộ GDĐT về tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các CSGD.

Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025”; tiếp tục thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”… và tiếp tục triển khai các mô hình phối hợp gia đình - nhà trường - cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ.

Bảng 2.3. Thống kê quy mô phát triển giáo dục mầm non

Nội dung Năm học

2018-2019 2019-2020

1.Tổng số trường 34 36

2. Tổng số nhóm lớp 515 517

3. Tổng số trẻ ra lớp 15690 14.780

Trong đó: Trẻ dân tộc thiểu số 1610 1515

3.1. Trẻ nhà trẻ 2054 2030

- Tỷ lệ 25.4 24.6

3.2. Trẻ mẫu giáo 13636 12750

- Tỷ lệ 95.7 86.27

* TS trẻ mẫu giáo 5 tuổi ra lớp 5233 4846

- Tỷ lệ 99.7 99.6

So với năm học 2018-2019, bậc học mầm non có tăng 02 trường ngoài công lập (trong đó 01 trường được phát triển từ nhóm/lớp MNĐLTT), tăng 02 nhóm/lớp (do co các nhóm/lớp công lập nên số lớp và số trẻ không tăng mấy).

Năm học 2020-2021, toàn thành phố hiện có 36 trường mầm non/22 xã, phường (công lập: 20 trường, ngoài công lập: 16 trường); tính trung bình gần như mỗi xã/phường có 01 trường mầm non công lập; có xã, phường có từ 2-3 trường mầm non, 01 trường công lập và từ 1-2 trường mầm non ngoài công lập (xã Chư Ă, các phường như: Ia Kring, Hoa Lư, Tây Sơn, Thắng Lợi, Yên Thế); số nhóm lớp, số trẻ, đặc biệt là tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo 5 tuổi ra lớp ngày càng tăng.

Như vây, với quy mô phát triển như hiện nay, GDMN thành phố pleiku cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ và đáp ứng tốt nhu cầu phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi. Song, vẫn còn nhiều trường có nhiều điểm trường lẻ như:

MN Hoa Sữa, xã An Phú có 07 điểm;

Các trường có từ 3-5 điểm như: Tuổi Ngọc, xã Chư Ă, Hướng Dương, phường Chi Lăng, Tuổi Hoa, xã Ia Kênh, Hoa Pơ Lang, xã Gào, Hương Sen, xã Tân Sơn).

Trong khi ở các trường thuận lợi vùng trung tâm thành phố, tỷ lệ trẻ/lớp vượt so với Điều lệ trường mầm non thì ở các trường vùng khó khăn không đảm bảo tỷ lệ trẻ/lớp, phải dạy lớp ghép 2 - 3 độ tuổi…

Những vấn đề này không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện chương trình mà còn ảnh hưởng lớn đến việc bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên đứng lớp và công tác chỉ đạo chuyên môn của phòng GD-ĐT thành phố.

Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ

Ngành đã chỉ đạo các trường mầm non chú trọng nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; Việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non ngày càng đi vào chiều sâu, hoạt động giáo dục toàn diện được chú trọng, công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tiếp tục được quan tâm, tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi trẻ em.

Các trường Mầm non tổ chức bán trú đã thực hiện tốt quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Sử dụng hiệu quả phần mềm Nutrikids để xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ cũng như hỗ trợ việc thiết lập dưỡng chất nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng trong các bữa ăn của trẻ tại trường. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tiếp tục được giữ vững và nâng cao.

Chỉ đạo cấp học tổ chức và tham gia các hội thi như “Giáo viên dạy giỏi” các cấp, thi tự làm “Đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo”, thi “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, chuyên đề “Phát triển vận động”

Tiếp tục đi sâu vào thực hiện chuyên đề giáo dục phát triển vận động nhằm tạo môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời - phát triển thể chất; tổ chức Hội thi “Bé mầm non vui khỏe” lần thứ nhất cấp thành phố vào ngày 30, 31/10/2019, kết quả:

Giải xuất sắc: Mầm non Hoa Hồng, Giải Nhất: Mầm non 20/2,

Giải Nhì: Mầm non Sao Mai, Mầm non Hoa Phòng Lan, 02 giải Ba: Mầm non Hoàng Mai, Mầm non Măng Non). Tham gia cấp tỉnh đạt 01 giải xuất sắc (Mầm non Hoa Hồng).

Ngành đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non tiếp tục thực hiện tốt Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025”.

Việc giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật được ngành chú trọng. 100% lớp MG 5 tuổi được đánh giá theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, 5.226/5.226 học sinh 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non - tỷ lệ 100%.

100% cơ sở GDMN đều chú trọng xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn theo Quyết định số 239 của Sở GD-ĐT Gia Lai; đảm bảo công tác y tế trường học - vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác tổ chức bán trú theo Thông tư 13/2016 của Bộ GD-ĐT; chú trọng xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích và được công nhận “Trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích” theo Thông tư 13/2010 của Bộ GD-ĐT; hàng năm ngành phố hợp chính quyền 22 xã, phường tổ chức kiểm tra, rà soát để chấm điểm theo bảng kiểm của Thông tư 13/2010 về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích và đề xuất Chủ tịch UBND thành phố cấp giấy chứng nhận trường đạt “Trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích theo năm học”.

Bảng 2.4. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ

Nội dung Năm học

2018-2019 2019-2020

I. GIÁO DỤC

1. Tỷ lệ trẻ thực hiện CTGDMN 100 100

2. Tỷ lệ bé khỏe - ngoan 97.9 98.6

3. Tỷ lệ trẻ học 2 buổi/ngày 100 100

II. CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

1. Tổng số trường tổ chức bán trú 34 36

Nội dung Năm học 2018-2019 2019-2020 2. Tổng số nhóm/lớp bán trú 413 415 Tỷ lệ: 80.19 80.27 3. Tổng số trẻ ăn bán trú 11990 11890 Tỷ lệ: 76.42 80.45 4. TS trẻ được khám sức khoẻ định kỳ & TDBĐ tăng trưởng

13690 14780

Tỷ lệ: 100 100

5. Tỷ lệ trẻ duy dinh dưỡng

- Thể nhẹ cân 2.4 2.3

- Thể thấp còi 2.1 1.8

(Nguồn: Phòng GD-ĐT thành phố Pleiku)

Thành phố hiện có 36/36 trường mầm non tổ chức bán trú; 100% nhân viên cấp dưỡng được bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như cách chế biến món ăn cho trẻ mầm non. Tỷ lệ trẻ ăn bán trú tại trường hàng năm tăng dần; 25/36 trường có nhân viên y tế, 11 trường còn lại không có nhân viên y tế nhưng công tác y tế trường học được giao cho 01 phó hiệu trưởng kiêm nhiệm.

Theo báo cáo tổng kết năm học của các trường MN trực thuộc, công tác cân, đo, khám sức khỏe định kỳ cho trẻ được thực hiện đúng quy định (TT 13/2016/TTLT BYT- BGDĐT quy định: trẻ được cân đo 03 lần/năm, khám SKĐK 02 lần/năm).

100% trẻ được theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ phát triển. Hiện 100% trường mầm non trên địa bàn áp dụng phần mềm dinh dưỡng Nutrikids để thiết lập dưỡng chất khẩu phần ăn cho trẻ, chất lượng bữa ăn bán trú được nâng lên một cách rõ rệt. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thể thấp còi giảm qua từng năm.

Các trường đã triển khai thực hiện có hiệu quả Bộ chuẩn đánh giá sự phát triển của trẻ 5 tuổi, thiết lập và xây dựng bộ công cụ đánh giá theo các tiêu chí. Khai thác và sử dụng có hiệu quả phần mềm Kidsmart.

Giáo viên đã chú trọng việc giáo dục và dạy kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động, trẻ thực sự có nhiều cơ hội để tham gia trải nghiệm khám phá, tìm tòi, qua đó các năng lực cá nhân của trẻ dần dần được hình thành và phát triển tốt. 100% trẻ 5 tuổi được chuẩn bị tốt tâm thế trước khi vào lớp 1 (Theo báo cáo kết quả tổng kết đánh giá Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi theo/năm học của các trường MN trực thuộc). Mặc dù vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy trẻ làm trung tâm ở một số trường vùng ven thành phố chưa cao.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường mầm non

Bảng 2.5. Chất lượng đội ngũ bậc học mầm non

Nội dung Năm học

2018-2019 2019-2020 2020-2021 1.Tổng số CBQL, GV, NV 1.220 1.235 1.208 1.1.Tổng số CBQL 78 76 76 - CBQL có trình độ chuẩn trở lên 78 76 76 -Tỷ lệ 100 100 100 -Tỷ lệ trên chuẩn: (66) - 84.62 (66) - 86.84 (66) - 86.84 1.2.Tổng số GV 805 818 826 - Công lập: 344 341 381 Tỷ lệ: 42.7 41.7 46.13 -Ngoài công lập 461 477 445 Tỷ lệ: 57.3 58.3 53.9 - GV có trình độ chuẩn trở lên 765 771 479 -Tỷ lệ: 95.03 94.3 57.99 -Tỷ lệ trên chuẩn: (565) – 70.2 (571) – 69.8 (325) – 39.35 1.3.Tổng số nhân viên 337 341 306 - NV có trình độ chuẩn trở lên 99 82 88 -Tỷ lệ: 29.38 20.4 28.76 (Nguồn: Phòng GD-ĐT thành phố Pleiku)

Bảng số liệu 2.4 cho thấy: Tổng số CBQL, GV, NV của 36 trường mầm non năm học 2019-2020 là 1265 người, trong đó có 76 CBQL đạt 100% chuẩn trở lên về trình độ đào tạo, trong đó trên chuẩn chiếm 86,84%. Hầu hết CBQL có có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn vững vàng, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc, có năng lực điều hành và tổ chức các hoạt động trong nhà trường. Tổng số giáo viên mầm non những năm 2018, 2019 lần lượt là 805, 818 người - có 94; 95% GV đạt chuẩn trở lên về trình độ đào tạo. Năm học 2020-2021, tỷ lệ này giảm hẳn chỉ còn 57.99% (theo quy định tại Luật giáo dục 2019).

Đội ngũ giáo viên đa số nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, tích cực học tập tự bồi dưỡng, được tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng thường xuyên, có phẩm chất chính trị vững vàng, có đủ năng lực và trình độ nghiệp vụ đáp ứng với sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay (Nguồn: Cơ sở DL ngành, mẫu đánh giá Chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo TT 25, TT 26 Bộ GD-ĐT).

nâng lên, song nhiều CBQL, GV được đào tạo theo kiểu “chắp vá”, một số CBQL tuổi đời khá cao, do vậy sự năng động, sáng tạo trong quản lý còn hạn chế, nhất là khả năng ứng dụng CNTT chưa cao, năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của GDMN hiện nay.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Bảng 2.6. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy - học mầm non

Nội dung Năm học

2018-2019 2019-2020

1.Tổng số phòng học, chia ra: 515 517

-Phòng kiên cố 315 (61.17) 315 (60.9)

-Phòng bán kiên cố 200 202

-Phòng học tạm, phòng mượn 0 0

-Số phòng học được xây mới 11 19

2.Tổng số phòng chức năng 17 20

3. Khu phát triển vận động 31 31

4.Tổng số bếp ăn 34 36

5.Tổng số nhà vệ sinh 515 517

6.Chi đầu tư xây dựng cơ bản 5.536 18.850

7.Chi mua sắm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi 2.148 1.216

(Nguồn: Phòng GD-ĐT thành phố Pleiku)

Từ bảng số liệu 2.5 cho thấy: Từ năm học 2018-2019 đến nay, ngành GD-ĐT Tp.pleiku đã được đầu tư 24 tỷ 386 triệu đồng cho GDMN để xây dựng, sửa chữa, nâng cấp CSVC với 30 phòng học . Có 36 bếp ăn được Trung tâm y tế thành phố kiểm tra công nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; có 517 nhà vệ sinh đạt yêu cầu; hiện có 20 trường công lập/36 trường có đầy đủ các phòng chức năng. 100% trường có đủ bàn ghế đúng quy cách.

Đến nay, cơ sở vật chất của các trường mầm non trên địa bàn thành phố có sự chuyển biến rõ nét, khang trang, đảm bảo tiêu chí xanh - sạch - đẹp và an toàn. Nhiều trường có từ 2-3 điểm trường trong số các điểm trường được xây dựng kiên cố hóa, đảm bảo nhu cầu gửi con em trong độ tuổi đến lớp.

Mặc dù vậy, một số điểm trường ở một số trường chưa đủ đồ chơi ngoài trời theo quy định (MN: Hoa Sữa, Tuổi Hoa, Tuổi Ngọc).

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường mầm non công lập đạt chuẩn quốc gia thành phố pleiku tỉnh gia lai (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)