9. Đóng góp của đề tài
3.2.4. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nội dung xây dựng trường mầm non đạt
đạt chuẩn quốc gia
Mục tiêu của biện pháp
Sau khi hoạch định kế hoạch và sắp xếp có tổ chức, người cán bộ lãnh đạo phải điều khiển cho hệ thống hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu đề ra. Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là quá trình theo dõi liên tục nhiều năm, chỉ đạo kiên quyết 5 tiêu chuẩn theo Thông tư 19/2018/TT- BGDĐT về: Tổ chức và quản lý nhà trường; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; Cơ sở vật chất, trang thiết bị; mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục.
Những nội dung như: Tổ chức và quản lý nhà trường; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ là những tiêu chuẩn mà nội lực nhà trường phải có trách nhiệm nỗ lực phấn đấu xây dựng và từng bước hoàn thiện. Còn những nội dung như: Cơ sở vật chất, trang thiết bị; mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội phải có sự quan tâm tác động của nhiều ngành, nhiều cấp chính quyền mới xây dựng được. Do đó, đòi hỏi
Đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường phải tích cực tham mưu với các cấp, các ngành để được hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, mở rộng diện tích đất đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định.
Nội dung của biện pháp
Chỉ đạo bằng văn bản hướng dẫn thực hiện kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia đến cán bộ quản lý các trường mầm non.
Tổ chức triển khai kế hoạch quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trong cán bộ, công chức, viên chức Phòng GD&ĐT, cán bộ quản lý các trường mầm non để nắm đầy đủ thông tin về chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ và biện pháp tổ chức thực hiện xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
Chỉ đạo thực hiện đầy đủ các mẫu báo cáo rà soát các tiêu chuẩn để nắm thông tin về nội hàm tại các nhà trường phục vụ cho kế hoạch xây dựng trường mầm non chuẩn quốc gia. Chỉ đạo các trường mầm non tự đánh giá mức độ đạt được theo 5 tiêu chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT, đề xuất thời gian hoàn thành cụ thể theo từng tiêu chuẩn và có tờ trình đăng ký đánh giá ngoài.
Tổ chức cho cán bộ quản lý các trường mầm non tham quan học tập mô hình các trường mầm non đã được UBND tỉnh công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia để rút kinh nghiệm và nghiên cứu vận dụng vào trong quá trình xây dựng trường mình.
Tổ chức thực hiện
Bằng Quyết định để lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia từ Phòng GD-ĐT cũng như các trường mầm non. Đó chính là trả lời được các câu hỏi: Các cấp lãnh đạo chính quyền, quản lý giáo dục nhận thức về vấn đề đó đến đâu? Vấn đề xây dựng trường mầm non chuẩn quốc gia cần có những nguồn lực gì? Đã đạt yêu cầu chưa? Cách huy động các nguồn lực ra sao? Từ đó tăng cường công tác tham mưu đề xuất cho phù hợp. Từ đó có kế hoạch phân công cụ thể ai làm gì? Quyền hạn đến đâu? Làm như thế nào? Khi nào? Nguồn lực tương ứng ra sao? Ai kiểm tra? Báo cáo kết quả cho ai... nhằm đảm bảo tiến độ.
Lập kế hoạch thực hiện Quyết định xây dựng trường mầm non chuẩn quốc gia phải bao gồm các yếu tố về thời gian, nguồn lực, vật lực, tài chính. Ngoài ra, cần quan tâm đến phương pháp hành chính - tổ chức, phương pháp kinh tế, phương pháp tâm lý - xã hội; công tác kiểm tra, đánh gía, tổ chức sơ kết, tổng kết… được đưa vào sử dụng trong kế hoạch thực hiện xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.