Thực trạng về lực lượng xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường mầm non công lập đạt chuẩn quốc gia thành phố pleiku tỉnh gia lai (Trang 66 - 67)

9. Đóng góp của đề tài

2.3.4. Thực trạng về lực lượng xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

miền), tỷ lệ trẻ ăn bán trú, trẻ DTTS, tình hình về XHHGD tại địa phương… có trường sử dụng minh chứng của đơn vị khác (sao chép).

Qua đây để phòng GD-ĐT cần tổ chức bồi dưỡng tiếp về công tác kiểm định CLGD và XD trường ĐCQG cho các trường mầm non, nhất là tập huấn sâu về thu thập, xử lý, phân tích minh chứng. Nhân rộng 1 đến 2 bộ hồ sơ đã được kiểm định và đã công nhận để các trường tham khảo.

2.3.4. Thực trạng về lực lượng xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia gia

Để đạt được mục tiêu, kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, các điều kiện bên trong (nội lực từ nhà trường) phải được kế hoạch hóa, cụ thể và đúng lộ trình. Ngoài ra, các lực lượng khác như Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT, ngày 22/11/2011 của Bộ GD-ĐT về ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh; các nguồn lực tài trợ cho GD-ĐT từ các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân… về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học, ngày công, kinh phí… được thực hiện theo TT 16/2018/TT-BGDĐT, ngày 03/8/2018 của Bộ GD- ĐT để tập hợp nguồn lực cho xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của nhà trường, đầu tiên phải kể đến vai trò của hiệu trưởng.

Trong suốt quá trình phấn đấu, xây dựng từ bước đầu lập kế hoạch, tham mưu, tập hợp nguồn lực… để có được nguồn tài chính, cơ sở vật chất đạt chuẩn, trang thiết bị dạy và học cho đến bắt tay vào công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, vai trò của hiệu trưởng là rất quan trọng, thể hiện ở kết quả đạt được hay chưa đạt kết quả kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.

Hiệu trưởng phải là người có năng lực trong công tác quản lý nhà trường đặc biệt là quản lý tài chính công, có tầm nhìn xa đối với sự phát triển nhà trường. Phải có sự phối kết hợp giữa các trường mầm non trong thành phố dưới hướng dẫn, chỉ đạo của UBND thành phố Pleiku, Phòng GD-ĐT.

Tạo mọi điều kiện cho các nhà trường thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục trên tinh thần tự nguyện của những tổ chức, cá nhân ủng hộ. Việc sử dụng nguồn xã hội hóa ở các trường phải được quản lý, giám sát chặt chẽ.

Tiến hành khảo sát nội dung này ở 80 giáo viên mầm non về nội dung thực hiện các chức năng của hiệu trưởng như: Lập kế hoạch; tổ chức; chức năng chỉ đạo; kiểm tra, đánh giá. Kết quả ở bảng tổng hợp dưới đây:

Bảng 2.10. Tổng hợp kết quả khảo sát GV về thực trạng thực hiện chức năng của hiệu trưởng

TT Nội dung Giáo viên (n=80)

 TB

1 Thực hiện chức năng lập kế hoạch 174 2.2 4 2 Thực hiện chức năng tổ chức, thực hiện 176 2.2 3 3 Thực hiện chức năng chỉ đạo 209 2.6 1 4 Thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá 208 2.6 2

* Nhận xét:

Qua kết quả tổng hợp điều tra trên đây cho thấy, việc thực hiện các chức năng của hiệu trưởng các trường MN trên địa bàn thành phố được đánh giá đạt từ mức khá đến mức tốt. Trong đó, các chức năng như: chỉ đạo thực hiện kế hoạch, kiểm tra, đánh giá được đánh giá mức tốt (X =2.6), qua quan sát hồ sơ tại nhà trường, nhận thấy một số trường đã xây dựng kế hoạch tổng thể về công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục của nhà trường theo từng giai đoạn (5 năm), từ đây được bóc tách để xây dựng KH theo năm học để phấn đấu.

Tuy nhiên, chức năng lập KH, chức năng tổ chức được đánh giá ở mức khá (X =2.2), nguyên nhân: Đây là 02 trong 04 những chức năng đầu tiên và quan trọng của người hiệu trưởng, phát huy vai trò, nhiệm vụ, sự vận hành của tổ chức thực hiện nhiệm vụ của quản lý. Mặc dù vậy, mỗi hiệu trưởng lại có một cách “vận hành” khác nhau, dẫn đến kết quả của chức năng này chưa cao, nhất là một số hiệu trưởng các trường ven thành phố (Trường MN: Hoa Phượng, Hoa Sữa, Hướng Dương, Tuổi Ngọc…).

Như vậy, từ đây để phòng GD-ĐT nhận thấy cần mở 1-2 lớp bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ quản lý nhà trường, qua đó vừa bồi dưỡng thêm về lý thuyết, vừa nhân rộng điển hình một số việc làm tốt trong thực hiện chức năng tổ chức của hiệu trưởng một số trường MN trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường mầm non công lập đạt chuẩn quốc gia thành phố pleiku tỉnh gia lai (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)