9. Đóng góp của đề tài
3.2.1. Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo
giáo viên, nhân viên ở các trường mầm non và cộng đồng về tầm quan trọng của công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
Mục đích biện pháp
Xây dựng biện pháp nhằm nâng cao nhận thức giúp cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có cái nhìn khách quan hơn, hiểu sâu hơn về mục đích, vai trò của công tác này đối với sự phát triển của nhà trường. Từ đó giúp đội ngũ nhà trường xác định đúng mục đích xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia tại cơ sở, cán bộ quản lý hiểu được tầm quan trọng của quản lý trong hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục để được công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Nội dung biện pháp
Để thực hiện biện pháp nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường thì Hiệu trưởng cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
Triển khai các văn bản về công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia tới toàn thể đội ngũ, bao gồm: Thông tư 19/2018/TT- BGDĐT ngày 22/8/2018 ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non; Công văn triển khai thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục của Sở GD&ĐT; Văn bản hướng dẫn của Phòng GD- ĐT thành phố; Kế hoạch của nhà trường.
Đánh giá, tìm hiểu mức độ nhận thức của đội ngũ trong nhà trường về mục đích, ý nghĩa,vai trò công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nhận thức và nghiệp vụ tự đánh giá cho đội ngũ (nhất là hội đồng tự đánh giá), tổ chức thực hiện tốt và có đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch. Cán bộ, giáo viên tham gia hoạt động tự đánh giá cùng xây dựng kế hoạch tự đánh giá
Mời chuyên gia tư vấn về tư vấn hoạt động tự đánh giá của nhà trường (những thành viên đã được Bộ GD-ĐT tập huấn, Cán bộ phòng GD-ĐT…).
Tổ chức thực hiện biện pháp
Phòng GD-ĐT xây dựng kế hoạch và triển khai hướng dẫn thực hiện thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo (KĐCLGD).
Hiệu trưởng triển khai các văn bản tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên (CB, GV, NV) thông qua họp Hội đồng sư phạm; gửi văn bản hướng dẫn tới từng GV, NV qua Email hoặc in tài liệu cho từng tổ, bộ phận. Đề nghị CB, GV, NV cùng nghiên cứu, tìm hiểu những điểm mới, những vấn đề cần lưu tâm sau đó tiến hành trao đổi, thảo luận.
Khảo sát mức độ nhận thức đối với CB, GV: Đánh giá bằng cách trao đổi trực tiếp với CB, GV, đánh giá bằng phiếu lấy ý kiến, mở hòm thư góp ý, có lãnh đạo thường trực giải đáp thắc mắc cho CB, GV về hoạt động tự đánh giá hoặc đánh giá trực tiếp khi tiến hành hoạt động tự đánh giá. Việc khảo sát nhận thức đối với CB, GV nên ở các mặt sau: Mục đích, ý nghĩa, vai trò của hoạt động tự đánh giá đối với nhà trường;khảo sát về năng lực tham gia tự đánh giá của từng CB, GV; thái độ, trách nhiệm của CBQL đối với hoạt động tự đánh giá; các nội dung cần thực hiện khi tiến hành tự đánh giá; mức độ đạt được của nhà trường trong quy định KĐCLGD. Quá trình khảo sát đánh giá nhận thực của CB, GV nên đi song hành với việc nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của CB, GV khi tham gia hoạt động tự đánh giá như: CB, GV mong muốn gì khi tiên hành tự đánh giá, thái độ, kỹ năng làm việc.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CB, GV về hoạt động tự đánh giá. Kế hoạch nên tập trung bồi dưỡng cho CB, GV những nội dung chủ yếu sau: Bồi dưỡng về các văn bản pháp lý trong công tác KĐCLGD, quy trình tự đánh giá, kỹ năng tự đánh giá, cách lập hồ sơ công việc, cách thu thập, xử lý và phân tích minh chứng, cách viết phiếu đánh giá tiêu chí. Việc thực hiện kế hoạch phải được thực hiện trước khi thực hiện tự đánh giá, thời gian tốt nhất là vào đầu tháng 8 hàng năm vì thời điểm đó học sinh chưa nhập học.
Tổ chức bồi dưỡng cho CB, GV để nâng cao nhận thức về hoạt động tự đánh giá phải được tiến hành theo kế hoạch. Để đảm bảo vấn đề này, đồng chíHiệu trưởng
cần phải trực tiếp thực hiện bồi dưỡng cho CB, GV, đảm bảo các điều kiện về thời gian, địa điểm, cơ sở vật chất để thực hiện có hiệu quả. Sau khi bồi dưỡng cho CB, GV Ban Giám hiệu tổng kết, nhận xét về hiệu quả của công tác bồi dưỡng, từ đó điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp.
Đề nghị toàn thể CB, GV tham gia xây dựng kế hoạch tự đánh giá, cùng được bàn bạc, thống nhất về cách thực thực hiện tự đánh giá, các nguồn lực thực hiện, về thời gian, địa điểm... khi tiến hành tự đánh giá. Khi được tham gia vào xây dựng kế hoạch tự đánh giá, CB, GV sẽ hiểu rõ các bước tiến hành và điều kiện để hoàn thành tự đánh giá nhanh và hiệu quả nhất.
Để việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức của CB, GV có hiệu quả tốt nhất, bên cạnh tiến hành xây dựng và thực hiện tự bồi dưỡng. các trường nên mời chuyên gia tư vấn về công tác KĐCLGD và bồi dưỡng cho CB, GV. Chuyên gia tư vấn phải là người có năng lực. trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ về việc triển khai thực hiện công tác KĐCLGD và hoạt động tự đánh giá. Chuyên gia tư vấn có thể là những CB, GV đã có kinh nghiệm tham gia KĐCLGD, chuyên viên của Sở GD&ĐT, phòng GD-ĐT… Nội dung các chuyên viên tư vấn bồi dưỡng cho cho CB, GV hướng về mục đích của hoạt động tự đánh giá và chức năng. nhiệm vụ, quyền hạn của từng cá nhân trong nhà trường khi tiến hành tự đánh giá.
Phòng GD-ĐT, các trường mầm non tích cực tham mưu với các cấp chính quyền địa phương, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
về xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Cụ thể:
Đối với các cấp chính quyền địa phương
Phòng GD-ĐT, trường mầm non tổ chức các hoạt động tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, đường lối đổi mới công tác giáo dục của Đảng, chiến lược phát triển GD-ĐT trong tình hình mới của Chính phủ, của Bộ GD-ĐT về việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của thành phố nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của phát triển sự nghiệp GD-ĐT trong tình hình mới.
Tích cực chủ động tham mưu cho Thành ủy, HĐND, UBND thành phố quán triệt các Kế hoạch, Nghị quyết về xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia đến cán bộ chủ chốt ở các địa phương, ban ngành đoàn thể từ thành phố đến 22 xã/phường.
Tham mưu UBND thành phố xây dựng kế hoạch triển khai công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, phân công nhiệm vụ cụ thể đối với chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, phòng GD-ĐT, Hiệu trưởng các trường và trách nhiệm của cha mẹ học sinh trong việc đóng góp xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Tích cực đề xuất với UBND thành phố phê duyệt đề án xây dựng mạng lưới trường lớp giáo dục mầm non đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; việc quy hoạch đất; hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi cho các trường để đủ điều kiện xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Đối với cán bộ quản lý
Tham gia học tập đầy đủ các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, của Ngành và của địa phương về nhiệm vụ GD-ĐT; tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện 5 tiêu chuẩn về công tác kiểm định chất lượng và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT. Tham mưu các cấp cử cán bộ quản lý, giáo viên trong diện quy hoạch của các trường tham gia học tập nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục, trình độ lý luận chính trị.
Phối hợp với Mặt trận, các ban ngành đoàn thể địa phương nhằm tăng cường công tác phát triển Đảng trong trường học, xây dựng củng cố các tổ chức đoàn thể trong trường hoạt động có hiệu quả.
Đối với giáo viên, nhân viên
Ngoài thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, có trách nhiệm tham gia cùng nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền về xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia để phụ huynh nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng, cũng như những lợi ích của việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, từ đó tích cực đóng góp ý kiến xây dựng, hỗ trợ vật chất và tinh thần cho nhà trường.
Tham gia tích cực các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; hội thảo chuyên đề do phòng GD-ĐT, nhà trường tổ chức nhằm thực hiện tốt đổi mới nội dung chương trình giáo dục mầm non, phương pháp tổ chức các hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
Đối với cha mẹ học sinh
Tích cực phối hợp với nhà trường tham gia vào nhiệm vụ giáo dục chung của nhà trường cũng như vào kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; đóng góp nhân lực, vật lực cùng với nhà trường tham gia xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia tại địa phương.