Tình hình Giáo dụ c Đào tạo thành phố Pleiku

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường mầm non công lập đạt chuẩn quốc gia thành phố pleiku tỉnh gia lai (Trang 47 - 51)

9. Đóng góp của đề tài

2.2.2. Tình hình Giáo dụ c Đào tạo thành phố Pleiku

Quy mô phát triển mạng lưới trường, lớp, học sinh

Công tác giáo dục trên địa bàn thành phố Pleiku luôn được quan tâm chú trọng đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học theo hướng hiện đại hóa. Các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp trường học theo hướng đạt chuẩn quốc gia đang tiếp tục được triển khai thực hiện với quy mô lớn. Mạng lưới giáo dục của thành phố được bố trí với quy mô phù hợp từ cấp học mầm non cho đến cấp học phổ thông.

Được sự quan tâm của lãnh đạo thành phố, CSVC, trang thiết bị dạy học tại các nhà trường tiếp tục được đầu tư, từng bước đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng dạy và học của nhà trường. CSVC toàn ngành được cải thiện đáng kể, nhiều phòng học, phòng chức năng được xây dựng, nâng cấp và chuẩn hóa. Nhiều thiết bị phục vụ cho dạy học được trang cấp, mua sắm, đặc biệt là phòng học ngoại ngữ, thiết bị về công nghệ thông tin và các thiết bị, phương tiện trực tiếp phục vụ đổi mới phương pháp dạy học.

Trong năm học qua, thành phố đã đầu tư xây dựng mới: 137 phòng học, 28 phòng làm việc, phòng chức năng, khu hiệu bộ (có cả các hạng mục phụ gồm: công trình vệ sinh, sân bê tông, bể nước ngầm và hệ thống phòng cháy chữa cháy), 05 bếp ăn bán trú, 03 nhà đa năng với tổng trị giá hơn 130,163 tỷ đồng (đến nay một số hạng mục đang trong giai đoạn thi công).

Ngoài ra, phòng GD-ĐT đã tham mưu UBND thành phố bố trí kinh phí đầu tư xây dựng cổng trường, tường rào, làm sân bê tông, nhà vệ sinh học sinh, giáo viên; sửa chữa, cải tạo phòng học, giếng khoan, mái che khu vui chơi cho học sinh… tổng kinh phí trên 9,383 tỷ đồng. Kinh phí mua sắm thiết bị: Mua sách, giá, kệ cho thư viện tại 03 trường tiểu học và 02 trường THCS; trang bị 06 phòng tin học cho 03 trường Tiểu học, 02 trường THCS, 01 trường TH&THCS; hệ thống Kidsmart cho 10 trường Mầm non; giải pháp ứng dụng phần mềm Robocon cho 46 trường học, kinh phí hỗ trợ hệ thống nước sạch và dụng cụ thể chất cho các trường; trang bị 49 bộ bàn ghế giáo viên và 978 bộ bàn ghế học sinh cho các đơn vị trường học với kinh phí trên 6 tỷ đồng.

(Nguồn: ngân sách đầu tư của thành phố Pleiku năm học 2020-2021).

Trên tinh thần sắp xếp tinh gọn bộ máy, biên chế, quy mô trường, lớp theo nội dung Nghị Quyết số 19/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII), ngành Giáo dục thành phố tiếp tục sắp xếp lại hệ thống trường học, điểm trường, lớp

học để bảo đảm hoạt động hiệu quả và tiết kiệm tối đa biên chế. Năm học 2019-2020, 2020-2021, ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố có 82 trường học, trong đó:

Bậc Mầm non: 36 trường (công lập: 20 trường, ngoài công lập: 16 trường); Bậc Tiểu học: 27 trường;

Bậc THCS: 19 trường.

Bảng 2.1. Hệ thống trường, lớp và học sinh năm học 2020-2021

Bậc học Tổng số trường Tổng số lớp Tổng số học sinh Mầm non 36 520 14.952 Tiểu học 27 715 25.516 Trung học cơ sở 19 395 17.150 Nguồn từ phòng GD-ĐT thành phố Pleiku Chất lượng giáo dục

Ngành đã tập trung triển khai đại trà chương trình GDMN phù hợp bối cảnh địa phương cho các trường mầm non, nhất là việc xác lập các kế hoạch, các mục tiêu cần đạt được của từng lĩnh vực giáo dục thông qua các chủ đề. Chú trọng việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số, nhất là trẻ 5 tuổi; xây dựng KHGD có sự điều chỉnh sau chủ đề nhằm đảm bảo tính phù hợp, vừa sức đồng thời phát huy tính tích cực, sáng tạo, hứng thú trong vui chơi, học tập cho trẻ mầm non đảm bảo theo hướng giáo dục toàn diện của chương trình GDMN. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm (vượt chỉ tiêu đề ra: Chỉ tiêu là 2%, giảm còn 1.8% trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân, còn 1.4% trẻ suy dinh dưỡng thấp còi - BC tổng kết năm học 2019-2020); 100% trẻ mầm non học 2 buổi/ngày, tỷ lệ chuyên cần đạt 98.9%; áp dụng hiệu quả Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, 100% trẻ mẫu giáo 5 tuổi HTCT GDMN và được chuẩn bị tốt tâm thế sẵn sàng bước vào lớp 1 (Nguồn: BC tổng kết năm học 2019-2020 ngành GD-ĐT thành phố Pleiku).

Việc đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh tiểu học (TH) tiếp tục được chú trọng; chất lượng 2 mặt giáo dục học sinh tiểu học tiếp tục được duy trì ổn định.

+ Số HS hoàn thành chương trình lớp học đạt: 24.927/25.356 -98.3%. + Số HS hoàn thành chương trình cấp TH đạt: 4.999/5.000 - 99.98%.

+ Số học sinh bỏ học trong năm học 2019-2020: 6/25.356 - tỷ lệ: 0.023% (giảm 0.004% so với năm học trước).

Đối với bậc trung học cơ sở (THCS), ngành đã chỉ đạo tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông, xây dựng ngân hàng dữ liệu đề thi; công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu được quan tâm đúng mức. Đến cuối năm học 2019 - 2020,

chất lượng bậc THCS đã có bước phát triển khá ổn định, tỷ lệ huy động học sinh vào lớp 6 đạt 100%; tỷ lệ duy trì sĩ số cấp học đạt 99,02%.

+ Tỷ lệ tốt nghiệp cấp THCS đạt 99,71% (Dự xét: 3.835, Tốt nghiệp: 3.826, tăng 0,5% so với năm học trước).

+ Năm học 2020-2021, kỳ thi Chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp thành phố có 19/19 trường THCS với 577 học sinh đăng ký dự thi (tăng 22 em so với năm trước). Kết quả có 187 học sinh đạt giải, trong đó: 9 Giải nhất, 15 Giải nhì, 42 Giải ba và 121 Giải khuyến khích.

+ Đội tuyển học sinh giỏi của thành phố có 114 em tham gia Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh có 64 em đạt giải, trong đó: 02 Giải nhất, 18 Giải nhì, 16 Giải ba và 28 Giải khuyến khích (Theo BC tổng kết năm học 2019-2020 ngành GD-ĐT thành phố Pleiku).

Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, ngành chú trọng chỉ đạo các nhà trường thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, kế hoạch năm học; tiếp tục thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, đổi mới phương pháp dạy và học, thực hiện mô hình trường học mới, nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập; đảm bảo duy trì sĩ số học sinh. Tăng cường công tác thao giảng, sinh hoạt chuyên môn (nay gọi là SHCM dựa trên nghiên cứu bài học) trong nhà trường, cụm liên trường để trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau đổi mới phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ trường học, trong đó chú trọng công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp; kiểm tra việc kiểm tra thường xuyên và định kỳ của giáo viên đối với học sinh nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy và đảm bảo tính chính xác, công bằng trong đánh giá kết quả học tập của học sinh. Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, quan tâm phụ đạo học sinh yếu để các em theo kịp yêu cầu các mức độ chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình lớp học, nâng dần chất lượng học tập.

Công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, xây dựng trường học, thư viện đạt chuẩn tiếp tục được quan tâm, chú trọng đầu tư. Công tác phổ cập giáo dục - xóa mù chữ (GD - XMC) tiếp tục được duy trì, kế hoạch thực hiện được cụ thể hóa trong nhiệm vụ năm học của ngành và mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của thành phố. Hàng năm, thành phố luôn hoàn thành công tác phổ cập GD - XMC (22/22 xã/phường) và được UBND tỉnh Gia Lai công nhận đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, phổ cập GD - XMC, phổ cập giáo dục TH mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS mức độ 3 và xóa mù chữ mức độ 2.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên

phần lớn đạt và vượt chuẩn; đa số có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề mến trẻ, luôn có ý thức vươn lên, đời sống ngày càng được cải thiện hơn trước, nhất là đội ngũ thầy, cô ở các trường vùng ven, vùng đồng bào DTTS (chi tiết ở bảng dưới đây). Về trình độ đào tạo đạt chuẩn ở lên (CĐ, ĐH và trên ĐH: 83.3%). Theo Luật GD/2019, hiện nay còn 241 người ở bậc PT chưa đạt chuẩn (12.2%); 370 GV bậc MN chưa đạt chuẩn

(31.5%), chủ yếu ở nhóm/lớp mầm non độc lập tư thục (MNĐLTT) chiếm phần lớn. Ngành đã tham mưu các cấp ủy Đảng và phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức cho CBQL, GV, NV nghiên cứu học tập, quán triệt kịp thời các Nghị quyết của Đảng, tiếp tục thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Phối hợp Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức các lớp bồi dưỡng chính trị cho toàn thể CB, GV, NV toàn ngành; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ CB, GV, NV ở cả 3 cấp học theo văn bản chỉ đạo của Sở GD-ĐT tỉnh.

Công tác bổ nhiệm, điều động bổ nhiệm, thuyên chuyển nội bộ đối với viên chức được thực hiện đúng quy trình, quy định trên cơ sở tính toán cân đối về số lượng, chất lượng đội ngũ, vị trí việc làm và số lượng biên chế được giao để sắp xếp, bố trí sử dụng hiệu quả. Cử 18 CBQL và giáo viên trong nguồn quy hoạch CBQL tham gia học trung cấp lý luận chính trị; ngành tiếp tục tạo điều kiện cho 32 CBQL, giáo viên các trường MN, TH, THCS tham gia học lớp Quản lý giáo dục; tiếp tục động viên, khích lệ đội ngũ CBQL, GV, NV tiếp tục học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định hiện hành. Công tác quy hoạch CBQL tại các trường học được thực hiện đúng quy định, ngành đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch CBQL trường học ở giai đoạn 2015-2020 và 2020-2025, trình UBND thành phố phê duyệt theo quy định (Nguồn: BC tổng kết năm học 2019-2020 của ngành).

Bảng 2.2. Thống kê số lượng đội ngũ CB, GV, NV

Khu vực thống kê

Tổng số

Công lập Ngoài công lập

Tổng LĐ, QL GV, CV NV Tổng LĐ, QL GV, CV NV Trường Mầm non 1.174 427 50 334 43 747 27 518 202 Trường Tiểu học 1.016 1016 63 849 104 0 Trường THCS 778 778 33 676 69 0 Trường TH&THCS 177 177 13 146 18 0 Cộng tổng: 3.145 2.398 159 2.005 234 747 27 518 202

Khu vực

thống kê Tổng số

Phân chia theo trình độ đào tạo (SL/TL%) Trên ĐH Đại học Cao đẳng TC Dưới TC SL TL SL TL CĐ TL TC TL SL TL Trường Mầm non 1174 601 51,2 203 17,3 331 28,2 39 3,3 Trường Tiểu học 1016 3 0,3 812 79,9 99 9,7 90 8,9 12 1,2 Trường THCS 778 3 0,4 626 80,5 109 14 31 4 9 1,2 Trường TH&THCS 177 132 74,6 33 18,6 8 4,5 4 2,3 Cộng tổng: 3145 6 0,19 2171 69 444 14.1 460 15 64 2.0 Nguồn: Bộ phận TH PGD-ĐT thành phố Pleiku

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường mầm non công lập đạt chuẩn quốc gia thành phố pleiku tỉnh gia lai (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)