9. Đóng góp của đề tài
3.2.3. Tổ chức thực hiện nội dung xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc
gia theo 5 tiêu chuẩn của Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT
Mục tiêu của biện pháp
Theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT, nội dung kiểm định chất lượng và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia theo với 5 tiêu chuẩn đó là tổ chức và quản lý nhà trường; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng - đồ chơi (sau đây gọi chung là cơ sở vật chất); mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục. Để xây dựng được trường chuẩn quốc gia thì không thể một trong những nội dung này, hay những nội dung này không thể yếu (chưa đạt chuẩn). Do đó cần phải hoàn thiện các nội dung này đúng kế hoạch, lộ trình để đạt mục tiêu xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Nội dung của biện pháp
Xây dựng kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia gắn với hoạt động tự đánh giá, thành lập Hội đồng tự đánh giá và tiến hành hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục nhà trường. Tham mưu hoàn thiện bộ máy tổ chức của nhà trường từ bổ nhiệm cán
bộ quản lý đủ theo hạng trường; tham mưu đủ giáo viên biên chế; rà soát cán bộ, giáo viên chưa đạt chuẩn theo Luật GD/2019 để học tập nâng chuẩn theo lộ trình tại NĐ số 71/20120. Tham mưu mở rộng quỹ đất cho một số trường (có khả thi đạt được) để xây dựng trường chuẩn quốc gia. Rà soát, kiểm tra, kiểm kê tài sản, thống kê số liệu, hạng mục cần đầu tư, cải tạo, bổ sung, xây/cấp mới... đồng thời xây dựng kế hoạch tham mưu lên các cấp để được đầu tư (kế hoạch về cơ sở vật chất cần tham mưu đầu năm tài chính).
Ngoài ra, căn cứ vào thời gian, hiệu quả sử dụng để rà soát, thanh lý những hạng mục quá hạn, quá thời gian hoặc hỏng hóc, gãy đổ không sử dụng được cần thanh lý theo quy định.
Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non cốt cán nhằm nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ trong quản lý, quản tr ị cũng như chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
Huy động các nguồn lực trong và ngoài ngân sách để đầu tư thêm cơ sở vật chất trường học đảm bảo cho các trường mầm non được tổ chức bán trú để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
Tổ chức thực hiện biện pháp
Để thực hiện biện pháp này đạt hiệu quả cao nhất cần tiến hành như sau:
Các đơn vị trường học đề nghị bằng văn bản gửi các cấp có thẩm quyền đầu tư xây dựng phòng học, các phòng chức năng, các hạng mục công trình còn thiếu hoặc không đảm bảo yêu cầu.
Đầu mỗi năm học Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra rà soát toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi... thống kê thực trạng hiện tại, so sánh đối chiếu với nhu cầu thực tế của nhà trường. Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, bổ sung phù hợp với nhu cầu của nhà trường. Từ đó, xây dựng các văn bản đề nghị được hỗ trợ xây dựng, bổ sung, thay thế, sửa chữa những công trình lớp học, bếp ăn, khu hành chính, nhà xe cho giáo viên… Để đáp ứng được yêu cầu cho hoạt động tự đánh giá cũng như hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày.
Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch về tài chính hỗ trợ cho hoạt động tự đánh giá và được thể hiện trong quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường. Xây dựng kế hoạch chi tiêu nội bộ (vào đầu mỗi năm tài chính) hợp lý, dành một khoản để chi cho hoạt động tự đánh giá của nhà trường, trong đó có chi cho hoạt động tự đánh giá và các hoạt động khác phục vụ công tác tự đánh giá theo quy định tại Thông tư liên tịch số 125/TTLT/BTC-BGDĐT.
Huy động sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân đặc biệt là phụ huynh cho hoạt động tự đánh giá. Việc huy động sự ủng hộ đối với hoạt động tự đánh giá rất cần thiết
với nhà trường. Khi tiến hành huy động phải dựa trên tinh thần tự nguyện không được ép buộc, đặc biệt là đối với phụ huynh. Với nguồn tài chính huy động được từ các tổ chức, cá nhân phải có sự giám sát chặt chẽ của đơn vị, cá nhân ủng hộ, của nhà trường và kế toán. Đặc biệt, phải có hồ sơ, chứng từ theo dõi.
Tổ chức thành lập hội đồng tự đánh giá; lập kế hoạch tự đánh giá; thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng; tiến hành đánh giá các mức đạt được theo từng tiêu chí; tiếp theo là viết báo cáo tự đánh giá; công bố báo cáo tự đánh giá và triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá.
Điều kiện về cơ sở vật chất là một trong những rào cản lớn nhất đối với các trường mầm non trong quá trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Qua khảo sát thực trạng có 7/20 trường mầm non công lập chưa đạt chuẩn về cơ sở vật chất (chủ yếu còn thiếu các phòng chức năng, bếp ăn và các hạng mục khác theo quy định trường đạt chuẩn quốc gia), gồm: các trường mầm non: MNHướng Dương, MN Hoa Sữa, MN Tuổi Hoa, MN Tuổi Ngọc, MN Tuổi Thần Tiên, MN Hoa Phượng, MN sao Khuê. Chính vì vậy, việc khai thác, huy động các nguồn lực tài chính để hoàn thiện cơ sở vật chất cho các trường mầm non là rất cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới.
Phòng GD-ĐT thống đội ngũ toàn bậc học về chức vụ, độ tuổi, trình độ... để có cơ sở đề xuất học nâng chuẩn. Chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm túc quy chế bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) theo Thông tư số 11/2019/TT-BGDĐT, Thông tư số 12/2019/TT-BGDĐT, và Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT để bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ quản lý cũng như nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường. Tiếp tục xây dựng kế hoạch tham mưu UBND thành phố tuyển biên chế giáo viên mầm non trong những năm học tiếp theo. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, trên chuẩn đảm bảo theo quy định sẽ tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy nhà trường phát triển nhanh và bền vững.
Đẩy nhanh công tác tham mưu việc mở rộng thêm diện tích đất: Mầm non Sao Khuê; bố trí khu đất Hội trường thôn 4, phường Chi Lăng về trường Mầm non Hướng Dương; quy hoạch, bố trí quỹ đất xây dựng trường Mầm non Hoa Sữa.
Phòng GD-ĐT tổ chức thống kê toàn bộ tình hình cơ sở vật chất của các trường đối chiếu với tiêu chuẩn 3 (Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học), từ đó có kế hoạch đề xuất với cấp có thẩm quyền quan tâm đầu tư xây dựng phòng chức năng, khu hành chính quản trị, bếp ăn… và đầu tư trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi cho các trường.
Bên cạnh đó, chỉ đạo các trường tích cực vận dụng từ nhiều nguồn kinh phí ở địa phương và phụ huynh học sinh để trang bị thêm các trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi
phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ; nâng cao ý thức bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi đối với cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong các trường mầm non. Trên cơ sở đánh giá điểm mạnh, điểm yếu từng tiêu chí của các tiêu chuẩn, căn cứ kết quả nhà trường tự đánh giá để đăng ký đánh giá ngoài lên Sở GD-ĐT.