Đánh giá ưu điểm

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường mầm non công lập đạt chuẩn quốc gia thành phố pleiku tỉnh gia lai (Trang 76 - 77)

9. Đóng góp của đề tài

2.5.1. Đánh giá ưu điểm

Để đạt được mục tiêu xây dựng trường ĐCQG giai đoạn 2015 - 2020 theo chỉ tiêu đề ra, phòng GD-ĐT đã chủ động xây dựng kế hoạch và có lộ trình cụ thể từng năm để triển khai thực hiện. Ngành đã chỉ đạo toàn ngành tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, các Chương trình hành động của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố và thực hiện tốt nhiệm vụ chức năng quản lý nhà nước về công tác GD-ĐT trên địa bàn thành phố.

Bên cạnh đó, ngành đã tham mưu với UBND thành phố Pleiku và phối hợp với các phòng chuyên môn, các đơn vị xã/phường trên địa bàn thành phố triển khai đầu tư xây dựng trường ĐCQG, xem chỉ tiêu xây dựng trường ĐCQG chính là một trong những mục tiêu hàng đầu đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chú trọng đầu tư CSVC theo hướng tập trung, chuẩn hóa và tránh dàn trải; đầu tư trang thiết bị có trọng điểm để đảm bảo cơ sở vật chất được hoàn thiện một cách đồng bộ; có kế hoạch chọn các trường điểm, các trường có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, có thành tích trong phong trào thi đua dạy và học để quy hoạch xây dựng trường chuẩn. Ngành giáo dục đã tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục, thường xuyên tự đánh giá trường học theo các tiêu chuẩn kiểm định do Bộ GD-ĐT ban hành, xem đó là thước đo và làm căn cứ cho việc phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn theo quy định.

Tổ chức quy hoạch CBQL cho các trường theo từng giai đoạn, tạo điều kiện cho CBQL, GV trong diện quy hoạch tham gia học các lớp nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý giáo dục và trình độ lý luận chính trị. Đồng thời, có kế hoạch bồi dưỡng GV theo chu kỳ hằng năm, đặc biệt là có kế hoạch bồi dưỡng để tăng số lượng GV đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo.

Phòng GD-ĐT đã tham mưu UBND thành phố chỉ đạo các xã/phường, khảo sát, quy hoạch mở rộng diện tích đảm bảo theo Điều lệ trường MN; sáp nhập trường MN, co cụm các điểm trường từ 108 điểm trường những NH 2015-2016, 2016-2018, 2017- 2018, 2018-2019 đến nay còn 67 điểm trường. Đồng thời, thực hiện quy hoạch mặt bằng tổng thể gồm các hạng mục cần đầu tư xây dựng đảm bảo theo yêu cầu tiêu chuẩn. Qua đó, tạo điều kiện cho trẻ ra lớp và trẻ được ăn bán trú ngày càng tăng cao.

Tổ chức tuyên dương CBQL, GV, NV có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua, hội thi, đóng góp nhiều trong việc xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc

gia vào ngày tổng kết năm học.

Phòng GD&ĐT tổ chức duyệt kế hoạch phát triển giáo dục vào đầu mỗi năm học, bao gồm các nội dung: Quy mô số nhóm lớp, số lượng trẻ chia theo độ tuổi, các tiêu chí trọng tâm cần đặt trong năm học, vấn đề huy động nguồn lực tăng trưởng CSVC, số lượng đội ngũ, kiện toàn tổ chuyên môn, tổ hành chính. Chỉ đạo các trường nâng cao chất lượng SHCM dựa trên nghiên cứu bài học, triển khai các chuyên đề có hiệu quả.

Thường xuyên rà soát, cân đối bố trí, sắp xếp, điều động GV, NV từ trường thừa sang trường thiếu để các trường MN đảm bảo đủ tỷ lệ GV, NV theo quy định góp phần hoàn thiện tiêu chuẩn 2 (năm 2020, ngành đã tham mưu thành phố thi tuyển được 90 giáo viên mầm non đảm bảo trình độ từ CĐ trở lên là 100%, trong đó trên chuẩn là 71/90 tỷ lệ 78.9%).

Những năm trước, ngành chỉ đạo các trường tổ chức Hội thi GV dạy giỏi cấp trường mỗi năm 1 lần theo Thông tư số 49/2011/TT-BGDĐT ngày 26/10/2011 của Bộ GD&ĐT. Tại thời điểm theo TT 22 của Bộ GD&ĐT cấp trường, cấp phòng GD&ĐT tổ chức Hội thi GV dạy giỏi 2 năm một lần. Tham gia cấp tỉnh 4 năm 1 lần. Cuối năm học, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường thực hiện đúng các quy trình đánh giá xếp loại CBQL, GV theo các quy định chuẩn. Tham mưu cho UBND thành phố đánh giá xếp loại CBQL các trường theo phân cấp quản lý.

Phòng GD&ĐT đã tích cực tham mưu cho UBND thành phố có kế hoạch giao đất, phân bổ kinh phí xây dựng các công trình trường học như phòng học, phòng chức năng, nhà để xe, nhà bảo vệ, nhà bếp... để các trường MN hoàn thiện về CSVC theo lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia của ngành, đặc biệt đưa mục tiêu xây dựng trường ĐCQG về các xã vùng đồng bào DTTS, vùng ven thành phố chứ không chỉ tập trung tại vùng thuận lợi.

Từ năm 2018-2020: Đã xây mới 04 trường mầm non: Hoa Cúc xã Diên Phú, Hương Sen xã Tân Sơn, Hoa Anh Đào xã Biển Hồ, Trà My phường Thống Nhất - với tổng kinh phí: 28.865,978 triệu đồng (hiện cả 04 trường này đều nằm trong kế hoạch XD trường ĐCQG giai đoạn 2020-2025).

Hàng năm Phòng GD-ĐT còn chỉ đạo các trường MN làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động ngày công, đóng góp nguyên liệu, vật liệu đã qua sử dụng đảm bảo an toàn, kinh phí (theo tự nguyện và thỏa thuận) để hỗ trợ nhà trường mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường mầm non công lập đạt chuẩn quốc gia thành phố pleiku tỉnh gia lai (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)