, Lát-xan không mảy may hiểu những phát kiến này).
540 MÁC GỬI ĂNG-GHEN, 22 THÁNG TƯ 1859 MÁC GỬI ĂNG-GHEN, 6 THÁNG NĂM 1859
270
Ngày mai tôi sẽ gửi anh các số báo "Tribune".
Nhân tiện Phô-gtơ đế chế vĩ đại420 đã viết cho Phrai-li-grát một bức thư thông báo cho anh ấy rằng bè lũ đế chế đó sẽ xuất bản một tờ báo ở Xuy-rích (hoặc Béc-nơ, tôi quên mất)421. Ông ta mời Phrai-li-grát viết bài cho mục tiểu phẩm trên báo đó và đề nghị anh ấy kéo Buy-xơ thâm thúy làm phóng viên về các vấn đề chính trị.
Cương lĩnh làm cơ sở để Phô-gtơ đế chế muốn lập "đảng" mới và, như chính ông ta nói, được A.Ghéc-sen chấp nhận hết sức rộng lượng là như thế nà y: nước Đức tự bỏ những lãnh địa Đức của mình. Không ủng hộ Áo. Chế độ chuyên chế Pháp là nhất thời, chế độ chuyên chế Áo là bất biến. Cả hai vua chuyên chế phải đổ máu. (Thậm chí thấy rõ Bô-na-pác-tơ được ưu tiên phần nào). Nước Đức là nền trung lập có vũ trang. Về phong trào cách mạng ở Đức thì, như Phô-gtơ "biết qua nguồn tin tốt nhất", ở đời thế hệ chúng ta chẳng có gì để suy nghĩ cả. Do đó, chỉ có nước Áo là sẽ bị Bô-na-pác-tơ tiêu diệt khi trong tổ quốc sự phát triển dân tộc tự do ôn hoà theo chế độ nhiếp chính đế chế tự nó bắt đầu, và Phô-gtơ có lẽ sẽ còn là tên hề cung đình của Phổ. Qua bức thư của Phô-gtơ thấy rõ ông ta nghĩ rằng Phrai-li-grát không còn liên hệ với chúng ta nữa. Ông Phô-gtơ đế chế ấy ít am hiểu đến mức nào về những người mà ông ta có quan hệ: Buy-xơ, người theo phái Uốc-các-tơ, là người đứng về phía nước Áo.
Mặt khác, Blin-đơ vĩ đại đứng trước sự lựa chọn là ông ta nên lấy tư cách người Đức chống Bô-na-pác-tơ, hay lấy tư cách Rốt -t ếch chố ng nước Áo, ở t hời đi ểm này ông t a đang tri ệu t ập
"Nghị viện Đức", điều nà y sở điện tín sắp thông báo tới Man-se-xtơ422.
Chào anh.
C.M. của anh
Công bố lần đầu t rong cuốn sách: "Der Bri efwechsel z wis chen F. Engels und K. Marx". Bd.II, Stuttgart, 1913
In theo bản viết tay Nguyên văn là ti ếng Đức
206
MÁC GỬI ĂNG-GHEN
Ở MAN-SE-XTƠ
[Luâ n Đôn], 6 tháng Năm 1859
Phrê-đê-rích thân mến!
Tôi đã nhận được bài của anh423. Chắc anh đã biết qua điện báo rằng Hét-xơ đã lên tiếng chống lại kế hoạch của Đuy-lai (gọi đó là tình trạng không có kế hoạch thì chắc là đúng hơn424).
Theo quan điểm của chúng ta, nghĩa là theo quan điểm cách mạng, không thể có gì chống lại việc nước Áo lúc đầu hoặc bị thất bại hoặc - về mặt tinh thần cũng thế thôi - lại rời xa Lôm-bác-đi. Điều đó sẽ khiến cho t ình hình phát triển mạnh thêm, và đồng thời sẽ có thời gian cần thiết để tình hình ở P a-ri chín muồi. Nói chung, tình hình là dù bên nào mắc sai lầm đi nữa thì cũng đều có l ợi cho chúng ta. Nếu nước Áo ngay từ đầu đã đập tan quân đội Pi-ê-mông, chiếm Tu-rin, đập tan quân P háp