, Lát-xan không mảy may hiểu những phát kiến này).
520 MÁC GỬI ĂNG-GHEN, 10 THÁNG BA 1859 MÁC GỬI ĂNG-GHEN, 16 THÁNG BA 1859
260
nào cả. Thành ra, bất chấp bức thư kiên quyết của ông Đun-cơ, bản thảo của tôi đã nằm sáu tuần, còn bây giờ thì xem ra sẽ được xếp chữ mỗi tuần một tờ. Bản thảo của anh mà tới thì có thể người ta lại sẽ ngừng lại, và như vậy công việc có thể kéo dài cả tháng trời nữa. Tôi cho rằng như thế không ổn, và anh có thể nhân danh mình viết cho Lát-xan mấy lời về điều này. Chẳng lẽ các ông ấy muốn hoãn tác phẩm của tôi đến lúc chiến tranh bùng nổ hẳn, và như thế chắc chắn họ muốn tống t áng nó, để ông Đun-cơ có cớ từ chối in phần tiếp theo hay sao?
Ngoài ra, việc trì hoãn đó đã làm cho tình cảnh của tôi vốn đã lao đao trở nên không thể chịu nổi, vì tôi trông mong vào khoản tiền đó. Lần này Phrai-li-grát (anh ta ra sức cố gắng phục hồi danh dự cho mình)1* đứng đắn tới mức anh ta cố gắng thu xếp cho tôi một kỳ phiếu ở đây, tại Luân Đôn. Nhưng việc đó bị hỏng rồi.
Về bài báo "Tribune". Trên báo này đã sáu tuần không thấy có bài nào - của anh lẫn của tôi. Những thủ đoạn gian trá xung quanh cuộc bầu cử tổng thống sắp tới đã bắt đầu. Căn cứ vào kinh nghi ệm tôi cho rằng việc không đăng bài là một mánh khoé bước đầu để có thể nói với tôi rằng bây giờ họ chỉ cần mỗi tuần một bài thôi.
Gửi lời chào nhé.
C.M. của anh
Tôi tin rằng chiến tranh sẽ nổ ra. Còn màn ngoại gi ao chen vào thì cần thiết một phần vì sự rùm b eng ở Đức, một phần vì tiếng la thét của giai cấp tư sản P háp, cuối cùng, vì nghị viện Anh, mà có t hể cò n vì để tạo cho nướ c Nga khả năng lúc đó ép được Áo nhả ra đủ loại nhượng bộ. Người Nga đã đạt được một
1*
Xem tập này, tr. 475 và 485.
trong những mục tiêu chủ yếu của họ. Năm 1846, khi tài chính của Áo không bị thâm hụt, do chuyện Cra-cốp398 mà Nga đã đẩy Áo vào cảnh thiếu thốn tài chính hết sức dữ dội. Vì năm 1858 người Áo hình như đã chấn chỉnh được chút đỉnh nền tài chính của mình và thông báo việc ngân hàng nối lại việc thanh toán bằng tiền mặt, nên Bô-na-pác-tơ được lập tức đưa lên vũ đài, và nền tài chính Áo lại rơi vào tình t hế như thế vào năm 1848399. Việc giải tán nghị viện, thời kỳ thay đổi chính phủ ở Anh, rồi Pan-mớc-xtơn trong tư cách bộ trưởng Bộ ngoại giao400, tất cả đều là những nước cờ cần cho nước Nga để phát động chiến tranh.
Công bố lần đầu t rong cuốn sách: "Der Bri efwechsel z wis chen F. Engels und K. Marx". Bd.II, Stuttgart, 1913
In theo bản viết tay Nguyên văn l à ti ếng Đức 196 MÁC GỬI ĂNG-GHEN Ở MAN-SE-XTƠ [Luân Đôn], 16 tháng Ba 1859 Phrê-đê-rích thân mến!