- Hai kỹ thuật tạo hình xương con kiểu trục ngang và trục dọc:
1.2.4.4. Vai tr chụp CLVT trong PT NS TCXC đường trong ống ta
Với viêm tai cholesteatoma, chụp CLVT không chỉ cần cho chẩn đoán và chỉ định điều trị mà c n là nền tảng của những cải tiến PT.
Nc của Nguyễn Thu Hương năm 1996 trên 71 Bn viêm tai cholesteatoma có 42% XC bị phá hủy thành một hốc lớn; 10% cholesteatoma khu trú ở TN; 8,5% ở TN – SĐ và 39,5% ở TN – SĐ – SB. Như vậy hơn một nửa số Bn có tổn thương khu trú ở TN và/hoặc SĐ và/hoặc SB [69] nhưng chỉ được nhận định trong PT vì thời ấy, Việt Nam sử dụng chủ yếu là phim Schüller c n máy chụp CLVT thì hiếm và giá thành cao.
Khả năng đánh giá tổn thương c n khu trú ở TN, SĐ, SB hay đã lan rộng ra các nhóm thông bào khác của phim CLVT rất giá trị, giúp xác định chính xác vị trí cần bộc lộ, lựa chọn đường vào hợp lý. Nếu cholesteatoma khu trú ở TN thì đường vào xuyên ống tai mở trực tiếp vào vùng tổn thương; nếu cholesteatoma lan rộng, phá hủy nhiều, buộc phải bộc lộ toàn bộ các nhóm thông bào thì đường vào sau tai là thích hợp nhất. Khi cholesteatoma khu trú ở TN – SĐ – SB chưa phá hủy rộng XC nếu chỉ định PT TCXC thì đường vào xuyên ống tai là ngắn nhất để mở vào SB, tránh phá hủy vỏ XC nên hốc mổ được thu hẹp tự nhiên, tuy nhiên đường vào này chỉ bộc lộ hết bệnh tích và đảm bảo dẫn lưu khi XC có cấu trúc đặc [71].
*Đánh giá những đặc điểm giải phẫu phù hợp với PT:
Cấu trúc XC được chia thành: thông bào, xốp hay đặc ngà. Trước thời đại của chụp CLVT, đặc điểm XC được đánh giá sơ bộ trên phim Schüller và chỉ được khẳng định chính xác trong PT nên PTV thường bị động khi chọn loại PT phù hợp. Ngày nay, dựa vào phim CLVT không chỉ đánh giá được cấu trúc XC, kích thước SB, vị trí đáy SB so với sàn ÔTN mà c n phát hiện được hiện tượng sa màng não, TMB lấn ra trước... Những nhận định trước PT này có tính quyết định trong lựa chọn phương pháp cũng như đường vào thích hợp cho từng trường hợp VTG mt nguy hiểm [72].
Viêm tai cholesteatoma ở XC có cấu trúc đặc nên thực hiện PT TCXC vì an toàn hơn PT bảo tồn và hốc mổ thường không lớn. Nếu tổn thương khu trú, XC đặc ngà, SB nhỏ thì đường vào xuyên ÔT sẽ giữ được phần vỏ XC lành mà vẫn lấy triệt để bệnh tích, đảm bảo dẫn lưu, tạo hốc mổ nhỏ và gần như không c n những nhược điểm của hốc mổ tiệt căn. Khi màng não sa thấp, TMB lấn ra trước, đường vào xuyên ÔT luôn là lựa chọn tốt nhất.
Trong quá trình PT, phim CLVT giúp xác định các mốc quan trọng và những điểm nguy hiểm cần thận trọng, từ đó giúp hạn chế các BC và tai biến.
*Đánh giá tổn thương chuỗi xương con:
Cũng như đường PT xương chũm sau và trước tai, đường xuyên ống tai cho phép thực hiện CHTG trên nền hốc mổ TCXC, sẽ chủ động hơn khi phim chụp CLVT với lát cắt mỏng chỉ ra tổn thương xương con trước PT.
*Xác định các biến chứng:
Viêm tai cholesteatoma khu trú và túi co kéo độ IV cũng có thể gây ra các BC nguy hiểm, thường triệu chứng lâm sàng của BC rất rõ nhưng không ít trường hợp không hề có dấu hiệu gợi ý (“BC câm”). Phim CLVT xương thái dương chỉ ra các vùng khuyết xương có nguy cơ gây BC, phim CLVT sọ não hoặc phim CHT sọ não chỉ ra các biến chứng nội sọ kèm theo… giúp PTV chủ động hơn trong PT. Đường xuyên ống tai tạo trường PT hẹp nên khi đang có các “BC nóng” như viêm màng não, áp xe não, viêm TMB, viêm mê nhĩ... thì không nên thực hiện vì không đảm bảo kiểm soát bệnh cũng như BC. Với các BC không trong giai đoạn viêm cấp như hở ÔBK ngoài nhưng chưa có viêm mê nhĩ, hở dây VII nhưng không liệt VII ngoại biên, hở màng não đơn thuần... thì vẫn có thể áp dụng được PT NS TCXC đường trong ống tai.