Việc đánh giá tái phát cholesteatoma trên hốc TCXC chủ yếu dựa vào khám nội soi trên lâm sàng, nhưng vì đề tài thuộc nhóm những Nc đầu của PT NS TCXC đường trong ống tai, hơn nữa nhiều trường hợp sử dụng sụn kèm màng sụn để tạo hình h m nhĩ cũng như thu hẹp hốc mổ nên để tăng độ tin cậy
của kết quả Nc chúng tôi mạnh dạn sử dụng chụp CHT sọ não với chuỗi xung khuyếch tán (MRI diffusion). Chin-Lung Kuo nhận định độ nhậy và độ đặc hiệu của kỹ thuật này đều là 94% [79].
Trong số 50 tai PT theo dõi trên 1 năm có 46 trường hợp được chụp CHT trong đó có 1 tai nghi ngờ tái phát cholesteatoma trên phim với đường kính 1,5 mm ở khoang thượng nhĩ (biểu đồ 3.28). Bn này đã được tạo hình màng căng nhưng chưa tạo hình xương con vì tình trạng niêm mạc h m nhĩ và lỗ v i viêm nề nhiều (nhóm CHTG type I). Khi thực hiện PT thì 2 chúng tôi không tìm thấy tổn thương cholesteatoma ở hốc TCXC cũng như trong h m nhĩ, niêm mạc h m nhĩ ổn định, lỗ v i thông nên đã sử dụng trụ gốm nối từ đế xương bàn đạp đến màng nhĩ, có tăng cường phần sau màng nhĩ bằng sụn kèm màng sụn. Sau PT, hốc mổ diễn biến ổn định trên lâm sàng và Bn nghe tốt lên rõ rệt với khoảng ABG khép lại.
Như vậy với thời gian theo dõi trung bình 3 năm sau PT chúng tôi chưa phát hiện trường hợp nào tái phát cholesteatoma. Tỷ lệ tái phát cholesteatoma của Kos M.I. là 6,1% (theo dõi từ 1 đến 24 năm, TB 7 năm), của Chang CC. & Chen MK. là 3,8% (theo dõi trên 1 năm), của Young M. là 3,7% (theo dõi trong 5 năm) [95], [98], [101].
4.2.2.6. Đánh giá sự thay đổi thính lực sau phẫu thuật
Trong số 50 tai tham gia theo dõi đến khi kết thúc Nc có 34 trường hợp nghe kém dẫn truyền và hỗn hợp được CHTG type I, II, III; 1 trường hợp nghe kém tiếp nhận sâu trước PT vẫn được CHTG type I (hy vọng trong tương lai, khoa học kỹ thuật phát triển Bn sẽ có cơ hội hồi phục khả năng nghe); 11 trường hợp CHTG type IV và 4 trường hợp bít lỗ v i.