ngoài:
Nc có 5/57 trường hợp (8,8%) hở ÔBK ngoài đều được phát hiện trên chụp CLVT. Ngoài ra, 2 trường hợp (3,5%) đánh giá có hở ÔBK ngoài trên phim, khi PT chỉ thấy tổn thương m n xương nhưng không hở ÔBK ngoài (bảng 3.12). Với độ nhạy là 100% và độ đặc hiệu là 96,3% (Nc của Gomaa M.A. đều là 100% [83]), phim chụp CLVT có giá trị cao trong chẩn đoán hở ÔBK ngoài, giúp PTV chủ động hơn trong việc xác định và xử lý tổn thương.
+ Hở dây VII:
Trong PT TCXC việc xác định vị trí và tình trạng vỏ xương dây VII rất quan trọng với PTV, Nc có 9/57 trường hợp (chiếm 15,8%) bị hở đoạn 2 dây VII. Trên phim CLVT của nhóm này chỉ có 2 trường hợp chắc chắn hở dây VII, 3 trường hợp nghi ngờ và 4 trường hợp không phát hiện được tổn thương vỏ xương. Bên cạnh đó, 2/57 trường hợp (chiếm 3,5%) dây VII nguyên vẹn nhưng đánh giá trên phim lại cho rằng có tổn thương đoạn 2 (bảng 3.13). Nc cho thấy khả năng đánh giá hở dây VII của phim chụp CLVT có độ nhậy là 55,6% và độ đặc hiệu là 68,8% (Sethom A. có độ nhậy là 42% và độ đặc hiệu là 78%) [84]. Chúng tôi cho rằng độ mạnh của máy chụp CLVT giữ vai tr quan trọng trong đánh giá tổn thương dây VII vì đường kính cống Fallop
đoạn 2 khoảng 1,3 mm và đoạn 3 khoảng 1,9 mm mà máy chụp sử dụng trong Nc có lát cắt mỏng nhất là 1 mm với độ phân giải thấp nên đôi khi không cắt đúng chỗ mất vỏ xương [85], [86]. Như vậy, dù phim CLVT không thấy hở dây VII thì trong PT vẫn cần thận trọng khi thao tác ở vùng này.
Tuy phim CLVT có thể bỏ sót bệnh tích hở dây VII nhưng lại giúp xác định tương quan giải phẫu của dây thần kinh với các vùng lân cận như ÔBK ngoài, ngách mặt, cửa sổ bầu dục… nên PTV có thể chủ động trong quá trình khoan, bóc tách bệnh tích và hạn chế tối đa biến chứng.
* Hình ảnh tổn thương xương con:
Khối mờ hoặc hốc khoét rỗng ở tai giữa gây m n xương con là hình ảnh thường thấy trên phim CLVT của viêm tai cholesteatoma tuy nhiên khả năng đánh giá gián đoạn chuỗi xương con phụ thuộc vào độ mạnh của máy chụp. Theo bảng 3.14, 41/57 tai (71,9%) bị gián đoạn chuỗi xương thì chụp CLVT chẩn đoán đúng 31/57 tai (54,4%), chẩn đoán sai 4/57 tai (7%) và khó đánh giá ở 6/57 tai (10,5%); trong nhóm 16/57 tai (28,1%) chuỗi xương liên tục thì chụp CLVT chẩn đoán đúng 9/57 tai (15,8%), chẩn đoán sai 4/57 tai (7,0%) và khó đánh giá ở 3/57 tai (5,3%) (sự khác biệt có YNTK với p < 0,01). Nếu coi những trường hợp khó đánh giá trên phim là có gián đoạn xương con thì chụp CLVT có độ nhạy là 90,2% và độ đặc hiệu là 56%. Độ đặc hiệu của phim CLVT trong phát hiện gián đoạn chuỗi xương con của Nc không cao do máy chụp có lát cắt dày 1 mm, tuy không ảnh hưởng tới chẩn đoán và chỉ định PT nhưng nếu đánh giá chính xác tổn thương xương con thì việc dự trù trụ dẫn thay thế sẽ chủ động hơn.
4.1.5.2. Chụp CLVT và chỉ định PT NS TCXC đường trong ống tai *Đặc điểm cấu trúc xương chũm: Đặc điểm cấu trúc xương chũm:
Dựa vào phim chụp CLVT chúng tôi chọn vào Nc những trường hợp XC thể đặc ngà (45/57 tai ≈ 79%) và một số trường hợp nghèo thông bào nhưng cấu
trúc xương đặc ở vùng tường thượng nhĩ và thành sau trên ÔTN vì đây là vùng khoan mở TN – SĐ – SB xuyên ống tai (12/57 tai ≈ 21%) (biểu đồ 3.12). Trong quá trình PT, tất cả 57 tai đều có cấu trúc XC đặc, SB nhỏ và PT đã đảm bảo bộc lộ, dẫn lưu được toàn bộ vùng bệnh tích.
Như vậy, khả năng đánh giá chính xác cấu trúc XC của phim CLVT giúp chỉ định PT NS TCXC đường trong ống tai ở XC đặc ngà và một số XC nghèo thông bào mà các nhóm thông bào không nằm trên đường khoan XC.
* Đặc điểm sào bào:
Nc có 5/57 trường hợp (8,8%) không có SB trên phim CLVT và PT NS TCXC đường trong ống tai được thực hiện một cách dễ dàng. Khi phân tích 52/57 trường hợp (91,2%) có SB trên phim và đối chiếu với đánh giá trong PT chúng tôi rút ra đươc một số kinh nghiệm.