Ở nhóm này màng nhĩ được tái tạo che kín khoang trung và hạ nhĩ nơi chứa các bộ phận quan trọng trong hệ thống dẫn truyền, khuyếch đại âm thanh (xương bàn đạp, cửa sổ bầu dục, cửa sổ tr n, lỗ v i nhĩ). Nc có 40/57 tai thực hiện kỹ thuật này (bảng 3.21) trong đó 35 trường hợp tham gia khám lại đầy đủ sau PT trên 1 năm. Bảng 3.26 chỉ ra hơn một nửa số tai (20/35 tai ≈ 57,2%) đạt kết quả tốt là màng nhĩ bình thường, thể hiện h m nhĩ trong tình trạng ổn định về sinh lý niêm mạc cũng như chức năng thông khí của v i nhĩ. Khoảng 1/3 số trường hợp (12/35 tai ≈ 34,2%) màng nhĩ bị hút vào trong tương đương xẹp nhĩ độ I và II (đạt kết quả khá), không trường hợp nào xẹp độ III và IV. Xẹp nhĩ tái phát là vấn đề nan giải sau PT, nó liên quan đến khả năng hồi phục của niêm mạc h m nhĩ cũng như chức năng thông khí của v i nhĩ và tình trạng viêm mạn tính ở mũi xoang và họng. Mỗi lần Bn tái khám đều được kiểm tra kỹ tình trạng mũi họng và tư vấn khám TMH ngay khi có biểu hiện bất thường. Hầu hết những Bn này đều dừng lại ở xẹp nhĩ độ I, II và tình trạng mũi họng ổn định nên chúng tôi chưa có chỉ định can thiệp ngoại khoa. Duy nhất 1 Bn xẹp nhĩ độ II kèm viêm mũi xoang họng mạn tính dị ứng được chỉ định đặt ống thông khí h m nhĩ sau PT lần đầu 3 năm. Holt J.J. có 6/47 tai = 12,7% xẹp nhĩ tái phát và 12,7% VTG tiết dịch, 2 trong số này được chỉ định đặt ống thông khí [12].
Có 3/35 tai (chiếm 8,6%) có lỗ thủng nhỏ phần trước dưới màng nhĩ (tương đương kết quả trung bình). Đây là 3/4 trường hợp đã đặt ống thông khí trong PT, sau khi ống được đào thải ra ngoài thì lỗ thủng vẫn tồn tại nhưng Bn không có biểu hiện ù tai, nghe ổn định, không bị chảy tai tái phát và vẫn bị
những đợt viêm mũi họng nên tạm thời chúng tôi chưa có chỉ định PT lần 2 để vá màng nhĩ. Lỗ thủng bờ gọn, không sát xương của VTG mt không nguy hiểm trong trường hợp này đóng vai tr đảm bảo thông khí h m nhĩ, tránh xẹp nhĩ tái phát khi tình trạng mũi họng chưa ổn định. Tỷ lệ có lỗ thủng màng căng của chúng tôi gần tương đương với Nc của Kos M.I. (7,3%) [95].