Tổn thương chuỗi xương con quan sát trong PT

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ kết QUẢ PHẪU THUẬT nội SOI TIỆT căn XƯƠNG CHŨM ĐƯỜNG TRONG ỐNG TAI ở BỆNH NHÂN VIÊM TAI GIỮA mạn TÍNH NGUY HIỂM (Trang 127 - 129)

- Tĩnh mạch bên lấn ra trước:

4.2.1.5.Tổn thương chuỗi xương con quan sát trong PT

Theo biểu đồ 3.20, có tổng cộng 96,5% (55/57 tai) xương con bị ăn m n, trong đó 68,4% (39/57 tai) có gián đoạn chuỗi xương, 28,1% (16/57 tai) chuỗi xương vẫn liên tục và di động bình thường. Kết quả này gần tương đồng với Nc của Nguyễn Thu Hương về viêm tai cholesteatoma mà hầu hết đã phá hủy rộng vùng chũm với tổn thương một phần chuỗi xương là 22,54%, mất toàn bộ là 53,52% và không mô tả (trong bệnh án hồi cứu) là 23,94%. Nc của Pedro Blanco về cholesteatoma tai giữa có đến 84% xương con bị m n [76]. Nc của chúng tôi chỉ gồm VTG mt nguy hiểm phần lớn xuất phát từ TN với tổn thương gọn ở HN – TN – SĐ – SB trên nền XC đặc ngà nhưng tỷ lệ chuỗi xương con bị tổn thương cao tương đương các Nc cholesteatoma phá hủy

rộng vùng chũm do chuỗi xương con nằm ở thượng nhĩ nên là những cấu trúc đầu tiên tiếp xúc với cholesteatoma hoặc túi co kéo độ IV. Tỷ lệ này cao hơn Nc viêm thượng nhĩ của Lê Hồng Ánh (gồm 49,6% có cholesteatoma) với 56,2% có tổn thương xương con [78]. Tổn thương xương con lý giải mức độ nghe kém trong bệnh lý cholesteatoma thường nặng và tăng nhanh. Một số trường hợp chuỗi xương bị m n nhưng chưa gián đoạn, vẫn c n khả năng dẫn truyền và khuyếch đại âm thanh nhưng trong PT, để đảm bảo nguyên tắc làm sạch bệnh tích nguy hiểm hầu hết phải gỡ bỏ 1 phần chuỗi xương mà đôi khi không tái tạo được nên có thể nghe kém hơn trước [89].

Có 2/57 tai (3,5%) chuỗi xương nguyên vẹn nhưng bị cứng khớp do vôi hóa, đây cũng là một trong những hậu quả của quá trình VTG mt. Tuy chuỗi xương nguyên vẹn nhưng không di động thì khả năng dẫn truyền và khuyếch đại âm thanh cũng bị hạn chế nhiều.

Tổn thương m n xương búa:

Nc có 18/57 tai (31,6%) xương búa nguyên vẹn và có đến 39/57 tai (68,4%) bị ăn m n (bảng 3.17). Tổn thương chủ yếu ở phần chỏm 23/57 tai (40,3%), đặc biệt có đến 12/57 tai (21,2%) xương búa bị tiêu toàn bộ và chỉ 4/57 tai (7%) bị m n ở phần cán (bảng 3.18). Do vị trí giải phẫu chỏm xương búa ở thượng nhĩ nên dễ bị tổn thương trong viêm tai cholesteatoma hoặc túi co kéo thượng nhĩ c n cán xương búa ở trung nhĩ nên thường chỉ tổn thương trong trường hợp cholesteatoma lan rộng ở h m nhĩ. Nc của Lê Hồng Ánh: toàn bộ 56,2% có tổn thương xương con đều bị m n xương búa [78].

Tổn thương m n xương đe:

Bảng 3.17 thể hiện chỉ 3/57 tai (5,3%) xương đe nguyên vẹn, c n lại 54/57 trường hợp (94,7%) bị ăn m n một phần hoặc toàn bộ. Khác với tổn thương xương búa thường phần chỏm bị ăn m n nhiều hơn cán, xương đe bị m n tương đối đồng đều giữa phần thân và cành xuống (bảng 3.19). Về giải

phẫu, toàn bộ thân và một phần cành xuống xương đe nằm ở thượng nhĩ, đoạn cuối của cành xuống và mỏm đậu nằm ở eo thượng nhĩ – nhĩ, cả 2 vùng này đều dễ bị tổn thương trong bệnh lý cholesteatoma hay túi co kéo. M n thân xương đe có thể gây gián đoạn chuỗi xương hoặc không nhưng tổn thương cành xuống nhanh chóng dẫn đến gián đoạn chuỗi xương con.

Tổn thương xương bàn đạp:

Bảng 3.17 cho thấy có 39/57 trường hợp (68,4%) xương bàn đạp nguyên vẹn. Theo bảng 3.20, 17/57 trường hợp (29,8%) m n cả chỏm và cành, 1 trường hợp (1,8%) chỉ m n chỏm và không trường hợp nào bị m n phần đế và đế vẫn di động bình thường nhưng bị cholesteatoma hoặc túi co kéo phủ lên. Xương bàn đạp nằm ở phần eo thượng nhĩ – nhĩ, nơi tiếp giáp với trung nhĩ. Trong Nc, những tai bệnh được chọn vào đều đạt tiêu chí cholesteatoma c n gọn, khu trú hoặc túi co kéo độ IV nên phần lớn tổn thương ở TN hoặc góc sau trên màng căng lan về phía SĐ, SB, ít gặp tổn thương ở trung nhĩ và hạ nhĩ nên hơn 2/3 tai có xương bàn đạp nguyên vẹn.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ kết QUẢ PHẪU THUẬT nội SOI TIỆT căn XƯƠNG CHŨM ĐƯỜNG TRONG ỐNG TAI ở BỆNH NHÂN VIÊM TAI GIỮA mạn TÍNH NGUY HIỂM (Trang 127 - 129)