- Triệu chứng cơn ăng:
n xét: trog số 50 tai tham gia theo dõi sau phẫu thuật trê 1 ăm:
4.1.4.1. Phân loại nghe kém
VTG mt thường gây nghe kém dẫn truyền, Nc có 24/57 tai (42,1%) dạng này nhưng có đến 31/57 tai (54,4%) nghe kém hỗn hợp và 2/57 tai (3,5%) nghe kém tiếp nhận sâu (bảng 3.7). Về mặt lý thuyết, nhiều yếu tố như tiếng ồn, lão thính, nhiễm độc, rối loạn chuyển hóa... có thể trùng hợp ở Bn VTG mt gây tổn thương cơ quan corti dẫn đến nghe kém hỗn hợp và tiếp nhận. Thêm vào đó, ở VTG mt đặc biệt là dạng nguy hiểm, vi khuẩn có thể xâm nhập vào tai trong gây viêm mê nhĩ mủ mà hậu quả là nghe kém tiếp nhận và thường điếc sâu. Hai trường hợp điếc sâu này đã bị nhiều năm, thời điểm lấy vào Nc không có biểu hiện viêm mê nhĩ nên chúng tôi vẫn thực hiện PT NS TCXC với mục đích làm sạch bệnh tích, tránh tái phát cholesteatoma.
4.1.4.2. Dự trữ cốt đạo trước PT
PT tai giữa có tỷ lệ nhất định gây biến chứng tai trong, dự trữ cốt đạo hay ngưỡng nghe đường xương giúp theo dõi chức năng tiếp nhận âm thanh của ốc tai trước và sau PT, đánh giá biến chứng mê nhĩ. Giá trị trung bình dự trữ cốt đạo trước PT của toàn Nc là 20,4 ± 14,0 dB, của nhóm nghe kém hỗn hợp là 26,3 ± 9,3 dB (bảng 3.8). Khi so sánh trung bình dự trữ cốt đạo của từng tần số chúng tôi thấy tần số cao giảm nhiều hơn tần số trầm, thể hiện tổn thương ở loa đạo đáy rõ rệt hơn.
PTA là giá trị trung bình ngưỡng nghe đường khí, giúp đánh giá hiệu quả cải thiện khả năng nghe sau PT. Giá trị PTA trước PT ở nhóm nghe kém dẫn truyền là 40,6 ± 13,7 dB tương đương nghe kém mức độ nhẹ và ở nhóm nghe kém hỗn hợp là 59,6 ± 12,4 dB tương đương nghe kém mức độ vừa
(bảng 3.9).
4.1.4.4. ABG trước phẫu thuật
Điểm đặc biệt của thính lực đồ đơn âm ở Nc này là giá trị trung bình ABG trước PT nhỏ hơn 35 dB. Cả hai nhóm nghe kém dẫn truyền và hỗn hợp đều có ABG ở tần số trầm lớn hơn các tần số c n lại. Trung bình ABG của nhóm nghe kém dẫn truyền là 31,5 ± 13,1 dB, nhóm nghe kém hỗn hợp là 33,3 ± 10,6 dB và cả hai nhóm là 32,5±11,6 dB (bảng 3.10). Hầu hết các tài liệu kinh điển đều chỉ ra viêm tai cholesteatoma có m n chuỗi xương con thì khoảng ABG thường lớn hơn 60 dB [81], Nc của Cao Minh Thành về VTG mt có tổn thương xương con ABG là 42,19 ± 7,69 dB [4].
Giá trị ABG nhỏ có thể lý giải bởi trong viêm tai cholesteatoma hoặc túi co kéo độ IV thường có hiện tượng xẹp màng căng, nhiều trường hợp xương con bị gián đoạn nhưng màng căng tỳ vào phần c n lại của chuỗi xương nên vẫn đảm nhiệm được vai tr dẫn truyền và khuyếch đại âm thanh. Như
vậy, trong VTG mt nguy hiểm khi ABG < 35 dB vẫn phải nghĩ đến tổn thương xương con.
Mục tiêu quan trọng nhất của PT điều trị VTG mt nguy hiểm là làm sạch bệnh tích, tránh tái phát nhưng các quan điểm PT mới luôn cố gắng tái tạo hệ thống truyền âm, tuy nhiên khi giá trị ABG nhỏ thì việc duy trì hoặc cải thiện chức năng nghe thực sự là một thách thức với PTV.