Khắc phục các tổn thương có nguy cơ gây biến chứng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ kết QUẢ PHẪU THUẬT nội SOI TIỆT căn XƯƠNG CHŨM ĐƯỜNG TRONG ỐNG TAI ở BỆNH NHÂN VIÊM TAI GIỮA mạn TÍNH NGUY HIỂM (Trang 125 - 127)

- Tĩnh mạch bên lấn ra trước:

4.2.1.4. Khắc phục các tổn thương có nguy cơ gây biến chứng

Giống PT TCXC kinh điển, PT NS TCXC đường trong ống tai có thể phát hiện và khắc phục tổn thương khuyết xương ở những vị trí quan trọng để ph

ng biến chứng r ÔBK ngoài, liệt VII ngoại biên, biến chứng nội sọ… * Hở

màng não trần tai giữa:

Theo biểu đồ 3.11, toàn bộ 10/57 trường hợp (17,5%) hở màng não đều được phát hiện trước PT bằng phim CLVT. Trần tai giữa bị m n chủ yếu ở TN (7/10 tai), mỗi vị trí hở trần TN – SĐ, trần SĐ – SB và trần SB đơn thuần đều chỉ có 1 trường hợp. Tỷ lệ hở màng não vùng TN chiếm ưu thế là điểm đặc trưng của VTG mt nguy hiểm khu trú do vùng này thường là vị trí khởi phát bệnh. Nguyễn Thu Hương gặp 9,9% hở màng đại não tuy nhiên không nêu ra vị trí cụ thể [69].

Vùng khuyết xương trần tai giữa rộng có nguy cơ gây thoát vị não - màng não, Nc không gặp trường hợp nào vì vùng hở màng não đều dưới 1 cm. Màng não cứng là lớp bảo vệ tương đối dai và chắc tuy nhiên vi khuẩn có thể thâm nhập qua gây biến chứng nội sọ (nhất là trong đợt hồi viêm), để tăng độ vững chắc của vùng mất xương này chúng tôi dùng cân cơ thái dương hoặc màng sụn và sụn để lót phía hốc mổ chũm. Trên lâm sàng không Bn nào có viêm màng não hay r dịch não tủy trước và sau PT.

*Hở ống bán khuyên ngoài:

Tỷ lệ 8,8% (5/57 trường hợp) hở ÔBK ngoài c n màng (bảng 3.12) trong Nc này cao hơn hẳn của Nguyễn Thu Hương là 1,4%, có thể do vào những năm 1990 – 1996 nhiều PT tai không được thực hiện dưới kính hiển vi nên bệnh tích bị bỏ sót [69]. Tỷ lệ này cũng cao hơn của Ueda Y. với 31 trường hợp r ÔBK ngoài trên 561 tai viêm cholesteatoma (≈ 5,5%) [88].

Theo các PTV có kinh nghiệm, việc bóc cholesteatoma hoặc túi co kéo ở vùng hở ÔBK ngoài cần làm hết sức tỷ mỉ, nhẹ nhàng, tránh tác động vào tai trong gây kích thích, tổn thương mê nhĩ vì có thể dẫn đến nghe kém tiếp nhận [19]. Nhằm hạn chế ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ, áp lực hay những tác động trực tiếp tới mê nhĩ màng khi lau hoặc nhỏ thuốc tai, trước khi

kết thúc PT cần che kín chỗ hở ÔBK ngoài, Ueda Y. đã dùng bột xương và cân cơ thái dương [88], c n chúng tôi dùng sụn kèm màng sụn.

*Hở dây VII:

Bảng 3.13, 9/57 tai PT (15,8%) hở đoạn 2 dây VII, không trường hợp nào hở đoạn 3 hay đoạn khuỷu. Đây là điểm khác biệt so với các Nc về cholesteatoma khác (Nguyễn Thu Hương có 8,45% hở đoạn 2 và khuỷu [69]).

Tất cả các tai được chọn vào Nc đều có XC đặc ngà, SB nhỏ nên lớp xương bao quanh đoạn khuỷu và đoạn 3 trở nên dày, rắn hơn bình thường làm hạn chế tốc độ ăn m n của cholesteatoma. Đoạn 2 nằm lồi ở thành trong h m nhĩ với vỏ xương mỏng và không ít trường hợp hở tự nhiên. Thêm vào đó, đoạn này nằm ở ranh giới giữa thượng nhĩ và trung nhĩ nên dễ bị tổn thương bởi cholesteatoma thượng nhĩ hoặc túi co kéo.

Nc không có Bn nào liệt VII ngoại biên trước PT. Biến chứng này ảnh hưởng đến thẩm mỹ và dễ phát hiện nên phần lớn người bệnh sẽ đi khám ngay khi mới xuất hiện, hơn nữa nó thường xảy ra trong đợt hồi viêm mà đây lại là một trong những tiêu chuẩn loại trừ của Nc.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ kết QUẢ PHẪU THUẬT nội SOI TIỆT căn XƯƠNG CHŨM ĐƯỜNG TRONG ỐNG TAI ở BỆNH NHÂN VIÊM TAI GIỮA mạn TÍNH NGUY HIỂM (Trang 125 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(180 trang)
w