Vị trí đáy sào bào so với thành sau ống tai ngoài:

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ kết QUẢ PHẪU THUẬT nội SOI TIỆT căn XƯƠNG CHŨM ĐƯỜNG TRONG ỐNG TAI ở BỆNH NHÂN VIÊM TAI GIỮA mạn TÍNH NGUY HIỂM (Trang 119 - 120)

Trong PT TCXC, tường dây VII cần hạ tối đa để đảm bảo dẫn lưu của SB vào ÔTN, đáy SB càng cao thì yêu cầu này càng dễ đạt được mà không cần khoan mài tường dây VII quá nhiều.

Cũng như việc đánh giá kích thước SB theo ÔTN, chúng tôi sử dụng thành sau ống tai để ước lượng vị trí đáy SB trên phim CLVT. Dựa vào các lát cắt liên tục của tư thế coronal và axial, chia đáy SB thành các nhóm: cao hơn hoặc ngang tầm 1/3 trên, ngang tầm 1/3 giữa và ngang tầm 1/3 dưới ÔTN. Trường hợp đáy SB thấp hơn sàn ÔTN trên phim không đưa vào Nc.

Trong PT chia thành nhóm đáy SB cao hơn sàn ÔTN và nhóm bằng sàn ÔTN. Bảng 3.16 và biểu đồ 3.14 phân tích 52 trường hợp có SB thì trên phim 40/52 trường hợp (76,9%) đáy SB cao hơn hoặc ngang tầm 1/3 trên ÔTN, toàn bộ nhóm này khi PT đều thấy đáy SB cao hơn sàn ÔTN; trong số 9/52 trường hợp (17,3%) đáy SB ngang 1/3 giữa ÔTN trên phim thì trong PT có tới 7/52 trường hợp (13,5%) đáy SB cao hơn và chỉ 2/52 trường hợp (3,8%) đáy SB bằng sàn ÔTN. C n 3/52 trường hợp (5,8%) đáy SB ngang 1/3 dưới ÔTN trên phim thì trong PT 1 trường hợp đáy SB cao hơn và 2 trường hợp bằng sàn ÔTN (sự khác biệt có YNTK với p < 0,01).

Như vậy nếu đáy SB ngang tầm 1/3 trên ÔTN trên phim thì trong PT đáy SB chắc chắn cao hơn sàn ống tai, nếu đáy SB ngang 1/3 giữa ÔTN trên phim thì khi PT hầu hết đáy SB cao hơn sàn ống tai, nếu đáy SB ngang 1/3 dưới ÔTN trên phim thì trong PT thường bằng sàn ống tai.

Dựa vào bình diện Coronal và Axial trên phim CLVT, chỉ áp dụng PT NS TCXC đường trong ống tai cho trường hợp SB có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng ÔTN, tối đa cũng chỉ nên lớn hơn một chút so với ÔTN và đáy SB càng cao hơn sàn ÔTN càng tốt, ít nhất cũng phải ngang mức sàn ÔTN.

* Đường vào xương chũm hẹp:

Khi XC đặc ngà, bên cạnh SB có xu hướng nhỏ c n hay gặp màng não xuống thấp, tĩnh mạch bên ra trước… gây khó khăn cho khoan mở sào bào, thượng nhĩ trong PT XC đường sau tai (dễ bộc lộ màng não, tĩnh mạch bên, khoan vào dây VII, ÔBK ngoài và dẫn tới các biến chứng). Phim CLVT giúp PTV xác định trước các bất thường về giải phẫu nêu trên, lúc này kỹ thuật khoan XC từ trước ra sau và PT NS TCXC đường trong ống tai có lợi hơn.

- Màng não sa thấp:

Trên mặt phẳng Coronal, chúng tôi sử dụng trần thượng nhĩ – sào đạo – sào bào và thành trên ÔTN để đối chiếu với vị trí màng não.

Nếu màng não ở phần xương chũm phía ngoài SB cao hơn trần tai giữa thì đường mở XC từ sau ra trước hoặc từ trước ra sau đều không gặp khó khăn. Nhưng nếu phần màng não này xuống thấp hơn trần tai giữa, thậm chí có trường hợp xuống sát thành trên ÔTN thì đường mở XC từ sau ra trước sẽ khó vì chật hẹp, dễ gây bộc lộ màng não trong khi đó đường mở XC từ trước ra sau tương đối thuận lợi, việc màng não sa thấp không gây cản trở quá trình khoan mở vào TN - SĐ - SB và gần như không xảy ra tai biến hở màng não.

15/57 trường hợp (29,8%) màng não cao hơn hoặc ngang trần tai giữa (hình 3.1), 32/57 trường hợp (56,2%) màng não xuống thấp hơn trần tai giữa (hình 3.2), 8/57 trường hợp (14%) màng não sa thấp sát trần ÔTN (hình 3.3), như vậy khoảng 70% số tai của Nc có đường vào XC sau tai hẹp do màng não sa thấp và sử dụng đường xuyên ống tai sẽ thuận lợi hơn (biểu đồ 3.15).

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ kết QUẢ PHẪU THUẬT nội SOI TIỆT căn XƯƠNG CHŨM ĐƯỜNG TRONG ỐNG TAI ở BỆNH NHÂN VIÊM TAI GIỮA mạn TÍNH NGUY HIỂM (Trang 119 - 120)