Về bản chất của quản trị ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Luận án nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 26 - 27)

1.1.2.1. Công trình trong nước

Theo Viên Thế Giang, Khoa Luật – Trường Đại học Kinh tế Tp. HCM; Bùi Hữu Toàn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Nguyễn Trung Kiên, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế [58] thì bản chất của quản trị NHTM được thể hiện ở việc thiết lập cơ chế, quy trình để giám sát việc thực thi trách nhiệm của người quản lý, điều hành nhằm để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của ngân hàng và của cổ đông; là cơ sở cho việc thực thi các quyền của cổ đông. Khác so với mô hình công ty cổ phần khác, nhà đầu tư khi mua cổ phiếu của NHTM bị giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần; quản trị NHTM bảo đảm tính minh bạch của các thông tin tài chính, kinh doanh và quá trình giám sát nội bộ đối với hoạt động quản lý, điều hành.

Học giả Nguyễn Duy Gia [7] cho rằng bản chất của hoạt động quản trị là công việc tiến hành phân công lao động xã hội một cách tự giác, có tổ chức và có hệ thống đồng thời theo cả hai hướng chuyên môn hóa và hợp tác hóa các quá trình sản xuất- kinh doanh ở các thời kỳ nhằm đạt hiệu quả quản trị cao nhất đối với các hoạt động đó.

Hà Văn Hội [9], Trịnh Thị Ý Nhi [8] nhấn mạnh bản chất của quản trị phải bao gồm hai yêu tố: Thứ nhất, quản trị phải có chủ thể quản trị là tác nhân tạo ra tác động quản trị và một đối tượng quản trị tiếp. Đối tượng bị quản trị phải tiếp nhận sự tác động đó. Tác động có thể chỉ một lần và cũng có thể nhiều lần. Thứ hai, quản trị phải có mục tiêu đặt ra cho cả chủ thể và đối tượng, nó tạo ra các tác động. Sự tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị được thực hiện trong một môi trường luôn luôn biến động.

Học giả Nguyễn Văn Hùng [39] chú trọng đến hiệu quả cuối cùng do hoạt động quản trị mang lại, từ đó bản chất quả quản trị nói chung và quản trị NHTM nói riêng là tạo ra giá trị thặng dư. Đồng thời, học giả cũng khẳng định quản trị giúp tìm ra phương thức phù hợp để công việc hiệu quả cao nhất, chi phí ít nhất.

1.1.2.2. Công trình nước ngoài

Theo lý thuyết hành vi của Mary Parker Follet [1] thì bản chất của quản trị ngân hàng được tạo ra với mục đích cuối cùng là ra các quyết định đúng đắn để vận hành công ty thông qua việc xây dựng một cơ chế phân định rõ quyền và trách nhiệm của mỗi thành phần liên quan đến ngân hàng. Việc nhìn nhận rõ nghĩa vụ và quyền lợi của mình sẽ giúp các bên liên quan đưa ra các quyết định đúng đắn vì lợi ích chung. Hơn nữa, một khía cạnh quan trọng về bản chất của hoạt động quản trị NHTM đó là giảm thiểu rủi ro cho NHTM. Việc thực thi hoạt động quản trị bên cạnh việc xác định vai trò của mỗi thành viên sẽ gắn trách nhiệm của họ với từng hoạt động.

H.Kent Baker, Ronald Anderson [74] nêu lên bản chất của quản trị công ty nói chung và quản trị NHTM nói riêng không chỉ là nền tảng cho sự phát triển bền vững, nâng cao năng suất, gia tăng giá trị kinh tế của các công ty mà còn là vấn đề cốt lõi cho việc duy trì tăng trưởng ổn định và giảm thiểu rủi ro đối với nền kinh tế.

Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng [11, 105] thì bản chất của quản trị ngân hàng chính là việc đưa ra các nguyên tắc về quản trị nhằm đảm bảo rằng các ngân hàng hoạt động hiệu quả, thuận lợi trong quá trình theo đuổi mục tiêu lâu dài của ngân hàng, từ đó giúp duy trì lòng tin của công chúng và vị thế của ngân hàng trong hệ thống.

Một phần của tài liệu Luận án nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)