thương Việt Nam đến năm 2030
Kinh tế thế giới dự báo sẽ phục hồi mạnh mẽ sau cú sốc khủng hoảng của đại dịch Covid-19 với mức tăng trưởng GDP toàn cầu dự báo khoảng 6%. Tuy nhiên những biến thể virus mới của đại dịch có thể sẽ làm chậm tiến trình phát triển kinh tế trên. Hơn thế nữa là những bất ổn trong chính trị, cạnh tranh giữa các nước lớn, biến đổi khí hậu dự báo sẽ diễn biến sâu sắc và phức tạp.
Việt Nam dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 khoảng 6.5%, lạm phát được kiểm soát ở mức dưới 4%, giải ngân đầu tư công được đẩy mạnh trong nhiều năm tới,
thêm vào đó là hiệu lực của các Khu vực thương mại tự do (FTA) mới và sự gia tăng nhu cầu hậu đại dịch thúc đẩy sự tăng trưởng của lĩnh vực xuất nhập khẩu; dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam dự báo tăng đã đặt Việt Nam đừng trước cơ hội và nỗ lực tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Từ những dự báo về phát triển và đổi mới quản trị ngân hàng cho thấy đóng góp của hiệu quả quản trị góp phần tương đối lớn vào hiệu quả kinh doanh của Vietcombank trong giai đoạn 2021 đến 2030 với một số các dự báo về hiệu quả kinh doanh như:
− Giá trị tổng tài sản tăng khoảng 13-14%/năm − Lợi nhuận trước thuế khoảng 30%/năm
− Tăng trưởng vốn huy động đạt khoảng 21-22%/năm − Tỷ lệ sinh lời của tài sản (ROA) đạt khoảng 0,3-0,4% − Tỷ lệ sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) đạt khoảng 5-6% − Tiếp tục giảm 1/3 thời gian hội họp
− Giảm thiểu quyết sách sai và đưa về mức 0%.
Tác giả kế thừa chiến lược phát triển Vietcombank đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 đã xác lập trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam, 1 trong 100 ngân hàng lớn nhất trong khu vực Châu Á, 1 trong 300 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới và 1 trong 1.000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu, có đóng góp lớn vào sự phát triển bền vững của Việt Nam.
Xác định được vai trò của thời đại công nghệ số và tiềm năng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam, Vietcombank đã đưa ra các mục tiêu chiến lược phát triển hết sức kịp thời và táo bạo:
Hình 4.1. Mô hình mục tiêu chiến lược của Vietcombank đến năm 2025 tầm nhìn 2030
Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank
Vietcombank định hướng đổi mới mạnh mẽ trong quản trị điều hành, đổi mới mô hình quản trị và cơ cấu tổ chức hoạt động, từ việc rà soát, sắp xếp, chuẩn hóa lại mô hình tổ chức trụ sở chính theo các khối, sắp xếp lại các phòng ban trụ sở chính, chuẩn hóa bộ 12 chức năng nhiệm vụ của chi nhánh…, đến hoàn thiện đồng bộ hệ thống các cơ chế, chính sách, nhất là cơ chế quản trị nội bộ và cơ chế động lực, tăng cường sự kết nối, liên thông giữa trụ sở chính và các chi nhánh, triển khai đồng bộ các dự án chuyển đổi nhằm áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất.